Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Chào mừng Ngày truyền thống Ngành Dệt May Việt Nam 25/3

25/03/2019 09:05 SA
Ngày 25 tháng 3 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống của ngành Dệt May Việt Nam (theo quyết định 798/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng chính phủ), đây là dịp để các thế hệ người lao động ôn lại truyền thống quí báu trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước và tự hào phấn đấu vì một Ngành Dệt May Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.

Ý nghĩa Lịch sử của “Ngày 25 tháng 3” đối với Ngành Dệt May Việt Nam

Những năm đầu của thế kỷ XX, trong cảnh khốn cùng nước mất nhà tan, đội ngũ công nhân nhà máy Dêt Nam Định đã liên tục đấu tranh giành quyền sống và không ngừng trưởng thành về nhận thức, ý thức giai cấp. Năm 1929 tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên trong nhà máy được thành lập có 29 hội viên trong tổng số 168 hội viên toàn tỉnh, chiếm gần 18%, trên cơ sở đó hình thành Chi bộ đảng do đồng chí Trần Văn Lan làm Bí thư và đây cũng là chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Nam Định, trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh ngày 25 tháng 03 năm 1930 của hơn 4.000 công nhân nhà máy Sợi Nam Định đã diễn ra trong 21 ngày liên tục với sự hỗ trợ của gần 3 vạn nông dân các vùng lân cận tỉnh Nam Định, Thái Bình. Cuộc đấu tranh đã giành thắng lợi to lớn, chủ nhà máy đã buộc phải chấp nhận các yêu sách của công nhân - Đây cũng là cuộc đấu tranh đầu tiên có tổ chức giữa giai cấp công nhân ngành dệt và nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ngày 25 tháng 3 đã đi vào lịch sử vẻ vang và trở thành ngày Hội truyền thống đấu tranh cách mạng và là niềm tự hào của đội ngũ công nhân Dệt Nam Định. Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, công nhân nhà máy đã dũng cảm tổ chức nhiều cuộc mít tinh đấu tranh để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi, ngày 1/7/1954  chủ tư bản buộc phải trao chìa khoá nhà máy cho đội ngũ công nhân. Đội ngũ công nhân đã được đổi đời, từ kiếp nô lệ, tủi nhục, nay trở thành người công nhân làm chủ nhà máy, làm chủ cuộc đời mình, được sống trong độc lập, tự do.

Sau ngày hoà bình vào tháng 10/1954, Đảng và Chính phủ đã quyết định khôi phục các nhà máy sợi, dệt, nhuộm - đặc biệt là các xưởng máy tại thành phố Nam Định và xây dựng nhiều cơ sở sản xuất mới trên miền Bắc như Dệt 8/3, Dệt kim Đông Xuân, Dệt Vĩnh Phú, Dệt vải công nghiệp, Dệt len Hải phòng v.v..

Tiếp sau ngành công nghiệp dệt, ngành may công nghiệp nước ta hình thành muộn hơn vào những năm cuối của thập kỷ 50. Những năm 1956-1958, ở phía Bắc mới có 2 xí nghiệp may với sản lượng hàng năm chỉ khoảng vài trăm nghìn sản phẩm, chủ yếu là hàng may sẵn phục vụ nhu cầu nội địa. Tại miền Nam, ngành may công nghiệp hình thành từ những năm 1971 với 6 xí nghiệp phục vụ cho xuất khẩu.

Trong những năm từ 1955-1975 khi đất nước còn bị chia cắt, ngành dệt phía Bắc được phát triển tập trung ở các thành phố Nam Định, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Vĩnh Phú. Phía Nam được phát triển tập trung ở Sài Gòn cũ trong các quận, huyện Chọ Lớn, Tân Bình, Thủ Đức, Biên Hoà và các tỉnh miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam), các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Minh Hải) v.v..

Sau ngày thống nhất nước nhà (30/4/1975), Ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam có những thuận lợi mới để phát triển về qui mô, chủng loại mặt hàng và chất lượng sản phẩm. Ngành được tiếp quản toàn bộ các cơ sở sản xuất dệt, may với công nghệ tương đối hiện đại tại các tỉnh phía Nam và đầu tư xây dựng nhiều nhà máy mới – qui mô lớn trên phạm vi cả nước nhằm bảo đảm các chương trình hợp tác sản xuất giữa các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế (CAEM) như : Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, Sợi Huế, Sợi Nha Trang, Dệt Minh Khai, Dệt kim Hoàng Thị Loan v.v.. và nhiều cơ sở may ra đời theo Hiệp định 19/5 v.v..

Chính nhờ vậy, mặc dù vào những năm ‘80 đất nư­ớc bị khủng hoảng như­ng Ngành Công nghiệp Dệt May vẫn phát triển ổn định, duy trì sản xuất và thực hiện thắng lợi ba kế hoach 5 năm (1976-1980, 1981-1985 và 1986-1990), bảo đảm đ­ược các cân đối lớn của nhà nước như­ nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra và nhu cầu thiết yếu của nhân dân và quốc phòng.

Bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập: Ngành Dệt May Việt Nam tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước bằng những đóng góp lớn vào việc thu dụng lao động và ổn định đời sống xã hội cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu.

Năm 1995 Dệt May Việt Nam chỉ xuất khẩu được 850 triệu USD và chưa có tên trong bản đồ xuất khẩu dệt may thế giới, thì đến năm 2018, với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, ngành Dệt May Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu dệt may toàn cầu, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Trong vòng 10 -15 năm tới, ngành Dệt May Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Nhân kỷ niệm ngày truyền thống ngành dệt may vẻ vang của mình, thay mặt Hiệp hội Dêt May Việt Nam, ông Vũ Đức Giang, chủ tịch Hiệp hội kêu gọi toàn thể những người lao động trong toàn ngành từ lãnh đạo, quản lý đến cán bộ công nhân viên hãy đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất,  thực hành tiết kiệm, tìm nhiều giải pháp vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện thành công kế hoạch sản xuất kinh doanh, chủ động vươn ra thị trường quốc, tiến tới hoàn thành nhiệm vụ năm 2019 với kim ngạch xuất khẩu trên 40 tỷ USD.



























Lãnh đạo và cán bộ của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Công đoàn Dệt May Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam và một số doanh nghiệp thành viên đã đến dâng hương tưởng niệm tại Nhà truyền thống ngành Dệt May Việt Nam.

 


























Chủ tịch Hiệp hội Dệt May, ông Vũ Đức Giang ghi lưu bút tại Nhà truyền thống




























































Ông Nguyễn Xuân Côn, nguyên Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam và bà Trương Thị Bạch Mai, nguyên Chánh Văn phòng Hiệp hội Dệt May đến tặng hoa chúc mừng nhân ngày Truyền thống 25/3/2019 tại Văn phòng Hiệp hội Dệt May.
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.576
Khách
: 323
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0