Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Kiến nghị khẩn về vấn đề tiêm vắc xin cho ngành dệt may

04/08/2021 10:53 SA
Chiều 3/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Hiêp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX),.... Theo đó, VITAS và VINATEX kiến nghị Chính Phủ cần gấp rút tiêm vắc xin cho NLĐ để tránh tình trạng đứt gãy nguồn cung ứng. 

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết ngành dệt may Việt Nam hiện đang đối mặt với rất nhiều áp lực. Dịch bệnh bùng phát khiến nhiều doanh nghiệp phía Nam phải đóng cửa, nguy cơ đối tác chuyển dịch đơn hàng sang nước khác là rất cao, hơn nữa hiện người lao động đang ào ạt rời khỏi khu vực phía Nam, cụ thể như rời khỏi TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Trung Nam Bộ, đến khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại có thể chỉ 65% người lao động quay lại làm việc. Việc triển khai tiêm vắc xin cho người lao động hiện nay rất cần thiết để tránh nguy cơ đứt gãy nguồn cung ứng. Do đó, đề xuất Chính phủ đánh giá thực trạng của các khu công nghiệp, trong đó có khu công nghiệp dệt may ở các địa phương để có chính sách ưu tiên tiêm chủng vắc xin, vì hiện mới có 1% lao động được tiêm vắc xin.

Trước đề xuất đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ giao các cơ quan nghiên cứu làm việc với Hiệp hội và các doanh nghiệp: “Chính phủ, ngành y tế, các địa phương phải quan tâm hơn nữa đến ngành dệt may vì số công nhân rất đông, đặc biệt là hỗ trợ vắc xin để tiêm cho công nhân của những ngành sản xuất những sản phẩm thiết yếu cho tiêu dùng, cho phòng chống dịch và xuất khẩu. Ngành dệt may Việt Nam nằm trong tiêu chí đó. Ngành xuất khẩu rất lớn, 39 tỷ USD, phải vươn lên để đảm bảo đóng góp kim ngạch xuất khẩu cho đất nước. Thứ hai là sản xuất đồ bảo hộ lao động, khẩu trang, sản phẩm cần thiết mà Việt Nam có uy tín lớn là sản xuất vật phẩm cho ngành y tế, cho chống dịch. Để đảm bảo sản xuất được lúc này chính là tiêm vắc xin cho người Việt Nam, trong đó rất quan tâm đến công nhân Việt Nam. Cần giải bài toán đó để bảo vệ sự an tâm nói chung và sản xuất nói riêng”.

Theo đó, Chủ tịch nước yêu cầu các cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhất là các doanh nghiệp phía Nam cần có chính sách hỗ trợ lao động, có chính sách giữ chân lao động và đưa lao động trở lại làm việc khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, trong đó có lao động ngành dệt may. Chủ tịch nước nhắc đến bài học của Thành phố Hồ Chí Minh đã tiên trong phong trong việc đề nghị lao động các địa phương ở lại Thành phố để được tiêm vắc xin. 

Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng đánh giá cao kết quả của ngành dệt may đạt được trong nửa đầu năm nay, trong bối cảnh dịch bệnh và cho rằng, đây là những nỗ lực rất đáng biểu dương, ghi nhận.


Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.197
Khách
: 1.180
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0