Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 18/04/2024

Đăng ký nhận tin

Duy trì sản xuất trong thời kỳ dịch Covid-19 – Vấn đề và giải pháp

07/08/2021 08:28 CH
Ngày 4/8/2021, VITAS đã tham dự cuộc họp giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện Quản lý Kinh tế Trung ương và 16 hiệp hội ngành hàng thuộc các khối sản xuất trọng yếu của nền kinh tế để bàn về các biện pháp duy trì sản xuất trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.

Với sự chủ trì của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), buổi tọa đàm tập trung vào ba nhóm giải pháp cụ thể:

1. Mô hình “3 tại chỗ” đang không phát huy tác dụng khi thời gian áp dụng kéo dài, việc cấp thiết cần có các giải pháp và sáng kiến để duy trì sản xuất trong giai đoạn áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ.

2. Vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất và xuất khẩu đang bị gián đoạn do cách thực hiện khác nhau giữa các tỉnh thành trong cả nước. Các kiến nghị và giải pháp để khắc phục các vấn đề lưu thông liên tỉnh “luồng xanh” và lưu thông nội tỉnh, thành.

3. Việc xây dựng “lộ trình” để đưa sản xuất trở lại trở cần thiết được bản thảo kỹ càng để tránh các tình huống bị động do biến động không thể dự đoán của dịch bệnh trong thời gian tới.























Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May tham gia ý kiến tại cuộc tọa đàm trực tuyến do VCCI tổ chức.

Phát biểu tại cuộc họp, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May cho biết, ngành dệt may Việt Nam, 7 tháng đầu năm đã xuất khẩu đạt 22 ,858 tỷ USD, tăng 50,22% so với cùng kỳ 2020, vượt Bangladesh, xếp thứ 2 sau Trung Quốc về xuất khẩu mặt hàng dệt may trên thế giới. Nhưng, đến tháng 8,  các doanh nghiệp dệt may gặp nhiều khó khăn. Chỉ thị 16 tạo áp lực cực lớn lên cộng đồng doanh nghiệp, làm cho tê liệt toàn bộ hệ thống sản xuất của 19 tỉnh phía nam. Nhiều địa phương không linh hoạt, cứng nhắc áp dụng, kể cả những doanh nghiệp chưa bị F0 vẫn bị đóng cửa. Các doanh nghiệp dệt may phải tự phát triển mẫu, đưa cho khách hàng. Bộ phận phát triển mẫu lại không được đi làm mặc dù số lượng nhân sự không lớn, làm cho sản xuất đình trệ. Bộ phận mua hàng cũng không được đi làm nên không thể thông tin kịp thời đến khách hàng. Qua đó, ông kiến nghị: cần có sự thống nhất trong nền tảng công nghiệp cả nước trong việc kiểm soát việc đi lại của doanh nghiệp. Cần có quan điểm thống nhất về vaccine cho doanh nghiệp ngành dệt may vì đến nay có chưa tới 1% tổng lao động ngành dệt may được tiêm vaccine. Trong khi đó, hàng loạt lao động đang quay trở lại địa phương và lo ngại việc tái khởi động lại doanh nghiệp là một thách thức cực kì lớn, chỉ đạt hiệu quả 50-60% khi hoạt động trở lại.























Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, cho biết, các doanh nghiệp ngành lương thực ở TP. Hồ Chí Minh đã trải qua 30 ngày sản xuất 3 tại chỗ, cần phải có kịch bản đối phó nếu dịch tiếp diễn 2-3 tháng nữa Hiện nay, việc doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" không phải là giải pháp phù hợp nữa. doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn: Chi phí phát sinh cao,  Phải bán huề vốn hoặc bán lỗ mà vẫn phải giữ giá để ổn định thị trường, nguyên liệu không đủ nhưng vẫn phải trả lãi ngân hàng, nguy cơ chuỗi sản xuất đứt gãy. Đồng thời các doanh nghiệp đang vô cùng lúng túng trước những giải pháp Vaccine: ưu tiên cho người dân nhưng ngành LTTP không được ưu tiên, chưa tiêm đủ vaccine. Bà đưa ra kiến nghị tiên quyết là "phủ" vaccine cho người lao động, đồng thời chính quyền không nên can thiệp quá vào 3 tại chỗ của doanh nghiệp mà hãy để doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm và chủ động phòng chống theo hướng dẫn của nhà nước.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa kỳ tại Việt Nam (AmCham), bà Mary Tarnowka cũng kiến nghị, Ưu tiên hàng đầu của Amcham: cùng chính phủ phân phối vaccine và hy vọng phân phối vaccine sẽ công bằng, đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh phía Nam – nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất thuộc hiệp hội. Đồng thời bà cũng cho biết, 3 tại chỗ hay 1 cung đường 2 điểm đến không bền vững trong thời gian dài, đứng trên quan điểm bảo vệ sức khỏe cho người lao động.



















Bà Mary Tarnowka, trưởng đại diện AmCham Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nêu ra điều đáng lo ngại nhất cho doanh nghiệp là không có công nhân sản xuất. Bởi vì có nhà máy phát hiện ra F0 là công nhân hoảng loạn bỏ chạy ra khỏi công ty. Ngay cả khi, nhiều nhà máy xây dựng được "3 tại chỗ" thì công nhân cũng không muốn vào làm.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, cho rằng không nên xem doanh nghiệp là đối tượng bị kiểm soát mà phải xem họ là lực lượng tham gia phòng chống dịch. Từ đó, cần bỏ bớt các giải pháp quản lý quá cứng nhắc. "Nên để DN tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình. Ngoài ra, sớm cho y tế tư nhân tham gia tiêm vắc-xin Covid-19 và DN sẵn sàng trả chi phí cần thiết để nhanh chóng hoàn tất tiêm cho công nhân, người lao động", bà Hương nêu.

Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) - ông Nguyễn Duy Minh - nói vấn đề vận tải đối với DN hiện nay đã trở thành "một ổ khóa có 4 chìa khóa". Trong đó, ngành y tế yêu cầu tài xế phải có xét nghiệm Covid-19, ngành giao thông vận tải quản lý mã QR và quy định luồng xanh, ngành công thương quản lý hàng thiết yếu và chốt phòng dịch của địa phương cũng có quy định phòng dịch riêng.

Các hiệp hội đều đồng tình đưa ra các kiến nghị:

1. Giải pháp căn cơ là cần cho người lao động khối các doanh nghiệp sản xuất được tiêm vắc xin sớm nhất có thể và nên ứng dụng mạnh công nghệ thông tin trong việc tổ chức tiêm chủng để tiến trình này diễn ra nhanh chóng, kịp thời và khoa học;

2. Cần linh hoạt và cho doanh nghiệp chủ động đưa ra các giải pháp tổ chức sản xuất an toàn trong mùa dịch;

3. Cho phép doanh nghiệp được tự tổ chức test COVID-19 cho người lao động tại doanh nghiệp;

4. Những quy định đối với hàng hóa, con người lưu thông qua các tỉnh, địa phương cần được sự chỉ đạo xuyên suốt từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương, đảm bảo ưu tiên tối đa cho các DN vẫn đang nỗ lực tiếp tục SXKD một cách an toàn và thông suốt;

5. Cần có đường dây nóng xử lý khẩn cấp những tình huống phát sinh trong và ngoài vùng dịch để xử lý kịp thời những vướng mắc cho doanh nghiệp trong lưu thông con người và hàng hóa.


TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, đồng tình với kiến nghị của các chuyên gia, Hiệp hội. Ông nhấn mạnh phải đề cao niềm tin và trách nhiệm cộng đồng của DN trong chống dịch và duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh. "Họ còn là đối tác, lực lượng quan trọng trong phòng chống dịch và chống suy giảm kinh tế. Thực tế, thông qua nhiều mối quan hệ, doanh nghiệp đã có thể tiếp cận các nguồn vắc-xin và hỗ trợ rất tốt cho nhà nước".

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.109.451
Khách
: 508
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0