Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Góp ý về chính sách hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng chịu tác động của Covid-19

15/03/2021 01:50 CH
Ngày 26 tháng 02 năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 1040/BKHĐT-TH về việc đánh giá tác động, hiệu quả của chính sách đã ban hành và đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã có công văn số 30/2021/VITAS-CS về chính sách hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng chịu tác động của Covid-19. 
Theo đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đưa ra những ý kiến như sau: 

1.      Đánh giá tác động và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ đã ban hành

Từ đầu năm 2020 đến nay kinh tế Việt Nam và thế giới đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Nhằm giúp doanh nghiệp (DN), người lao động (NLĐ) và người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ gồm các gói hỗ trợ về tài khóa, tín dụng và an sinh xã hội. Cụ thể như: gói 250 nghìn tỷ đồng hỗ trợ tín dụng, 180 nghìn tỷ đồng gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất, 62 nghìn tỷ đồng về an sinh xã hội, 16 nghìn tỷ đồng hỗ trợ DN trả lương ngừng việc cho NLÐ... Các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đã ban hành gần 100 văn bản để triển khai các gói hỗ trợ.

Các chính sách nêu trên được đánh giá là rất kịp thời, có tác động tích cực đáp ứng mong mỏi của DN và người dân. Đặc biệt là một số chính sách được triển khai hiệu quả như giảm tiền thuê đất 15% cho năm 2020, giảm tiền điện, miễn giảm lãi vay, cơ cấu lại thời gian trả nợ, gia hạn nợ gốc, giữ nguyên nhóm nợ, gia hạn thời gian nộp thuế đất, thuế giá trị gia tăng, gia hạn thời gian nộp tiền vào quỹ hưu trí và tử tuất…

Tuy nhiên, còn rất nhiều chính sách DN và NLĐ khó tiếp cận do các điều kiện quá khắc khe, không có tính khả thi. Ví dụ: việc dừng đóng vào qũy hưu trí và tử tuất và dừng đóng kinh phí công đoàn phải đáp ứng điều kiện giảm từ 50% lao động tham gia BHXH trở lên hoặc người lao động chỉ được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/tháng khi nghỉ việc không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động từ 1 tháng liên tục trở lên với điều kiện DN phải không có doanh thu hoặc không có khả năng tài chính để trả lương. Như vậy đồng nghĩa với việc DN đóng cửa, phá sản mới được tiếp cận gói hỗ trợ. Điều này không phù hợp với những cố gắng của DN là tìm mọi cách để NLĐ không bị sa thải.

Sau khi Hiệp hội Dệt May và một số Hiệp hội ngành nghề khác có công văn kiến nghị, Chính phủ đã giảm một số điều kiện để DN dễ tiếp cận hơn như: không yêu cầu DN chứng minh trên báo cáo kế toán các ảnh hưởng của dịch Covid-19; DN tự kê khai và tự chịu trách nhiệm khi tiếp cận chính sách cho phép cơ cấu lại thời gian trả nợ, gia hạn nợ gốc, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ; điều kiện vay vốn để trả lương ngừng việc cho NLĐ thuận lợi hơn; điều kiện dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất giảm từ 50% xuống 20% số NLĐ tham gia BHXH (kể cả lao động phải ngừng việc, tạm hoãn HĐLĐ, thỏa thuận nghỉ không lương)…  

Theo các báo cáo nghiên cứu, khảo sát của một số nhóm chuyên gia chỉ có khoảng 20% số DN gặp khó khăn nhận được gói hỗ trợ, còn lại 80% không tiếp cận được do nhiều nguyên nhân như không đáp ứng được điều kiện hỗ trợ, không nắm được các thông tin cần thiết hoặc do trình tự, thủ tục phức tạp. Ngoài ra hầu hết các gói hỗ trợ chỉ có thời hạn tối đa đến 31/12/2020, trong khi tình hình đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, kéo dài và chưa dự đoán trước được.

2.      Đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Hiện nay “sức khỏe” của cộng đồng DN nói chung và DN ngành dệt may nói riêng đang ở mức kém lạc quan nhất và rất mong manh. Ngành dệt may Việt Nam năm 2020 chỉ đạt 35,06 tỷ USD giảm 9,82% so với năm 2019 (38,9 tỷ USD) và còn kém năm 2018 (36,26 tỷ USD). Số liệu thống kê 2 tháng đầu năm 2021 KNXK ước đạt 5,9 tỷ USD tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu tình hình dịch không phức tạp thêm, dự kiến cả năm 2021 toàn ngành sẽ đạt khoảng 38 tỷ USD tăng 8,3% so với năm 2020, nhưng chưa bằng mức của 2019. Vì vậy, Nhà nước cần có thêm các gói hỗ trợ để DN và NLĐ vượt qua khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất. Cụ thể:

- Đề nghị Nhà nước tiếp tục sử dụng nguồn từ các gói hỗ trợ chưa sử dụng hết (mới sử dụng khoảng 20%) để hỗ trợ cho DN và NLĐ với các điều kiện dễ tiếp cận hơn và kéo dài thời hạn hỗ trợ ít nhất đến hết năm 2021 (ví dụ: tiếp tục giảm tiền thuê đất, tiền điện, nước, giãn nộp thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu lại nợ, kéo dài thời gian dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất cho các DN khó khăn đến hết năm 2021…)   

- Đề nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam điều chỉnh giảm tỷ lệ % NLĐ tham gia BHXH mất việc để DN được ngừng đóng kinh phí công đoàn, ít nhất cũng như Chính phủ đã điều chỉnh điều kiện DN được ngừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (Nghị quyết 154/NQ-CP). Đồng thời kéo dài thời hạn ngừng đóng đến hết năm 2021.

- Đề nghị Quốc hội sớm đưa vào chương trình sửa Luật Công đoàn (lẽ ra đã triển khai trong năm 2020) và lấy ý kiến để giảm tỷ lệ đóng kinh phí công đoàn xuống tối đa 1% (thay vì 2% như hiện nay) và quy định kinh phí công đoàn để lại tối thiểu 90% để chăm lo đời sống cho NLĐ tại DN.   

- Có chính sách giảm phí đường bộ, phí BOT, đặc biệt đề nghị thành phố Hải Phòng tiếp tục hạ phí hạ tầng cảng biển trong thời gian tới và thành phố Hồ Chí Minh không triển khai thu phí hạ tầng từ 01/7/2021 như dự kiến.

- Đề nghị Chính phủ có giải pháp điều hành chung thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa duy trì sản xuất” để tránh tình trạng vừa qua khi một địa phương có dịch các tỉnh liền kề ban hành chính sách rất khác nhau gây khó khăn cho DN trong việc lưu thông hàng hóa giữa các đia phương.

- Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành can thiệp để không xảy ra việc nâng giá vận chuyển bằng tàu biển bất thường và tình trạng thiếu container rỗng đang xảy ra.

    - Chính phủ không xem xét lại việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2021. Giữ nguyên kiến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia đã được Chính phủ chấp thuận.

Đính kèm: Công văn số: 30/2021/VITAS-CS

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Số bài/trang
Trang « 1 2 3 4 ... 31 »
Chọn ngày
Số bài/trang
Trang « 1 2 3 4 ... 31 »
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.942
Khách
: 698
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Góp ý về chính sách hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng chịu tác động của Covid-19 Rating: 5 out of 10 13170.
Core Version: 1.8.0.0