Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hoạt động Hợp tác quốc tế và Xúc tiến thương mại 6 tháng 2018

04/09/2018 11:11 SA

Tăng cường hợp tác dệt may Hàn Quốc - Việt Nam

Hợp tác trong khuôn khổ VKFTA:

-          Ngày 2/2/2018, VITAS tham dự Ủy ban Hỗn hợp về thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA): Phiên họp được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) Paik Ungyu đồng chủ trì. Cùng thời gian này VITAS cùng các đối tác là Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KITECH), Liên đoàn Dệt May Hàn Quốc( KOFOTI) tham dư  Kỳ họp lần thứ 8 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Hàn Quốc về hợp tác Điện hạt nhân, Năng lượng, Công nghiệp & Thương mại với nội dung trọng tâm thúc đẩy thương mại song phương đạt mục tiêu 100 tỷ USD vào năm 2020.

-          Tháng 5/2018: VITAS phối hợp cùng Bộ Công Thương phổ biến cho Doanh nghiệp tham dự chương trình Hội thảo về tận dụng ưu đãi và thực thi FTA Việt Nam – Hàn Quốc do Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công thương) phối hợp với KOTRA, VCCI-HCM thực hiện. 

Hợp tác với Liên đoàn Dệt may Hàn Quốc (KOFOTI): Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, ngày 23 tháng 3 tại Hà Nội, ông Kihak Sung đã có buổi làm việc với VITAS và Chủ tịch Vũ Đức Giang. Hai bên đã trao đổi với nhau tình hình dệt may hai nước, đánh giá lại hoạt động hợp tác tốt đẹp trong năm 2017. Hai bên cùng đề xuất tăng cường mối quan hệ hợp tác lâu năm kể từ khi ký kết MOU hợp tác đầu tiên vào năm 2009. Chủ tịch Kihak Sung cũng chia sẻ kế hoạch mở rộng Nhà máy của Tập đoàn Young One tại Việt Nam.

Hợp tác với Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KITECH):

­

-          Hợp tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ Hàn –Việt trong lĩnh vực dệt may: là nội dung mà VITAS và KITECH đã phối hợp triển khai thành công với một số nhà máy dệt may tại Việt Nam  trong năm 2017 trong đó có chương trình hỗ trợ kỹ thuật về thiết kế thời trang 3D. Dự án nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa hai chính phủ, do Viện Công nghệ cao Hàn Quốc (KIAT) và KITECH là đầu mối. Tháng 5/2018, Tiến sỹ Cha Hee Cheul- Trưởng nghiên cứu Dự án Viện KITECH đã họp với VITAS về lựa chọn doanh nghiệp tham gia tại Việt Nam. 

-          Tổ chức Hội thảo kỹ thuật thường niên lần 4: Hội thảo Kỹ thuật Dệt May là một trong những hoạt động quan trọng của VITAS và KITECH. Hội thảolần thứ 4 với chủ đề “Tăng tốc – Đổi mới” được tổ chức tại Khách sạn Sheraton Saigonnhằm giới thiệu các giải pháp kỹ thuật tiên tiến trong ngành dệt may, chia sẻ kiến thức và tăng cường hợp tác dệt may Việt Nam – Hàn Quốc. Hội thảo tập trung giới thiệu về xu hướng vải chức năng, đề xuất xây dựng nhà máy may thông minh cũng như hệ thống lưu trữ thông minh cho nhà máy dệt.Trong khuôn khổ hội thảo, Ban Tổ chức cũng bố trí khu trưng bày giới thiệu loại vải mới đa chức năng và chương trình kết nối giao thương B2B với các công ty đến từ Hàn Quốc nhằm chia sẻ cùng các doanh nghiệp Việt Nam.Gần 200 đại biểu từ hơn 100 doanh nghiệp dệt may Việt Nam và Hàn Quốc đã tham dự hội thảo.

Tăng cường hợp tác dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ

Tiếp tục chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam (V-LEEP): Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam (V-LEEP) do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID tài trợ giúp xây dựng và thực thi các chính sách thúc đẩy năng lượng sạch. Saukhi ký kết Biên bản Hỗ trợ kỹ thuật vào tháng 3/2017, VITASđã  phối hợp cùng với VLEEP để nghiên cứu đưa ra giải pháp tăng cường phát triển năng lượng sạch và áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả trong ngành công nghiệp dệt may. Cuối tháng 6, các chuyên gia tư vấn độc lập đã đến đánh giá lại hoạt động của Dự án để tiếp tục triển khai cho giai đoạn mới.

Hội thảo về yêu cầu an toàn sản phẩm đối với hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ: Hội thảo do VITAS phối hợp cùng Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) tổ chức. Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe bà Arlene Flecha – Giám đốc quản lý chương trình tại Đông Nam Á - CPSC trình bày về Tổng quan thị trường Hoa Kỳ và chức năng của CPSC và bà Allyson Tenney - Giám đốc Ban Kỹ thuật - CPSC trình bày những quy định cụ thể về an toàn sản phẩm đối với hàng dệt may và tiêu chuẩn theo các Luật liên quan tại Hoa Kỳ.

Chương trình Tham quan ngành Bông Mỹ: là chương trình kết hợp giữa Hiệp hội Bông Mỹ COTTON USA với Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Hiệp hội Bông Sợi với một đoàn công tác đặc biệt từ ngành kéo sợi Việt Nam sang thăm ngành bông Mỹ. Việt Nam hiện là thị trường trọng điểm của bông Mỹ và Mỹ cũng là nhà cung cấp bông hàng đầu cho Việt Nam.Chương trình này nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa hai ngành, trong đó tập trung giới thiệu về toàn bộ ngành bông Mỹ cho các công ty tham gia đoàn.Thành phần tham gia phía Việt Nam bao gồm Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang, lãnh đạo các công ty kéo sợi, dệt lớn tại Việt Nam. Đoàn Việt Nam cũng đãđược tham quan và làm việc với thị trường bông kỳ hạn New York.

Hội thảo Đào tạo “Khoa học về Dệt thoi, những yếu tố chính tạo nên chất lượng của vải dệt thoi” do Hiệp hội Bông Mỹ thực hiện nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp Hội viên của VITAS một cái nhìn toàn diện về quy trình kéo sợi dệt, nhuộm và hoàn tất. Buổi Hội thảo cũng sẽ nhấn mạnh những nguyên tắc và thông số tối quan trọng trong việc sản xuất vải dệt thoi chất lượng cao. Những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vải dệt thoi vẫn không thay đổi bất kể mục đích sử dụng hoặc sản phẩm cuối cùng là gì. Hội thảo sẽ được tổ chức tại cả Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh trong tháng 8.

Tham dự chương trình Liên minh Tạo Thuận lợi hóa thương mại toàn cầu (GATF): tham dự các phiên làm việc đối ứng với Khu vực tư nhân trong nước để cập nhật tiến độ và thu thập ý kiến cho Dự án Xây dựng Hệ thống bảo lãnh thông quan hiện đại trong xuất nhập khẩu và quản lý hàng hoá tại Việt Nam, nhằm đạt được mục tiêu xây dựng Hệ thống dựa trên việc cân bằng lợi ích hai khối công-tư.

Tiếp tục tham dựHội chợ Magic Show- Las Vegas Hoa Kỳ, tháng 8/2018: Hội chợ “Sourcing at Magic” sẽ diễn ra chính thức từ ngày 12-15/08/2018 tại Las Vegas, Hoa Kỳ. Đây là Hội chợ lớn của Hoa Kỳ chuyên về hàng dệt may được tổ chức thường niên tại Las Vegas với sự tham gia của đông đảo các nhà nhập khẩu, bán lẻ Hoa Kỳ và các nước trên thế giới, diện tích trưng bày lên tới hơn 70.000 m2, có hơn 5.000 công ty tham gia trưng bày giới thiệu tới 20.000 dòng sản phẩm dệt may thời trang và số khách tham quan lên tới hơn 120.000 lượt người. Năm 2018 là năm thứ 12 VITAS tổ chức đoàn tham gia hội chợ này. Hội chợ hứa hẹn mang đến những cơ hội hợp tác, mở rộng đơn hàng.

Tăng cường hợp tác dệt may Việt Nam - EU

Tăng cường hợp tác với Tổ chức hợp tác phát triển Đức GIZ, tham gia vào Dự án “Hỗ trợ các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) tại Việt Nam”: Đây là chương trình tài trợ bởi Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Cộng hòa liên bang Đức (BMUB) doTổ chức hợp tác phát triển Đức GIZ phối hợp với Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Vụ tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương. VITAS đã phổ biến thông tin và mời doanh nghiệp thành viên tham dự các lớp tập huấn “Tham vấn lần thứ hai về tiết kiệm năng lượng giảm phát thải cho ngành dệt may”, nhằm giới thiệu về thiết kế dự án NAMA cho ngành dệt may và thảo luận các công cụ chính sách và tài chính đề xuất trong dự án này.

Ngày 15/1/2018, VITAS đã ký kết Biên bản hợp tác với Tổ chức sáng kiến thương mại phát triển bền vững IDH cho giai đoạn 2018-2019. Mục đích của Hợp tác này là để hỗ trợ sự phát triển của ngành may mặc Việt Nam theo cách có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững (IDH) là một tổ chức được thành lập vào năm 2008 có trụ sở chính Hà Lan với mục tiêu thúc đẩy và nhân rộng hoạt động thương mại bền vững thông qua việc xây dựng liên minh giữa các công ty hàng đầu, tổ chức xã hội dân sự, cơ quan chính phủ và các đối tác khác. Cả IDH và VITAS cùng nhau chia sẻ mục tiêu đảm bảo tăng trưởng bền vững cho ngành may mặc của Việt Nam. Điều này cũng sẽ giảm sự chồng chéo về nỗ lực và tăng cường sự hợp tác giữa các bên. Cụ thể, IDH sẽ dành một khoản đóng góp tài chính để hỗ trợ các hoạt động xây dựng năng lực của VITAS và tăng cường tính bền vững trong ngành.

Tổ chức các Lớp tập huấn  hỗ trợ tăng cường năng lực của các DN thuộc VITAS trong việc thúc đẩy tăng trưởng bến vững tại Hà Nội và TP. HCM: Chương trình tập huấn bao gồm: (i) Giới thiệu và tập huấn cho DN về gắn kết người lao động, (ii) nâng cao năng suất (LEAN), (iii) Giới thiệu và hướng dẫn cho các nhà máy về tiết kiệm năng lượng, nước, và (iv) Tập huấn về an toàn lao động và xây dựng trong nhà máy .

Đoàn doanh nghiệp dệt may đi Pháp tham dự hội nghị của Lectra và khảo sát thị trường: Theo thư mời của Tập đoàn Lectra – Pháp, từ ngày 29/06 đến 07/07/2018, VITAS đã tổ chức Đoàn doanh nghiệp dệt may Việt Nam sang Pháp để tham dự hội nghị kết hợp khảo sát thị trường. Tại hội nghị của Lectra, các đại biểu đã nghe giới thiệu, trao đổi nghiên cứu và thực hành thử nghiệm những công nghệ, trang thiết bị hiện đại của Lectra theo các ứng dụng mới về công nghệ 4.0, 3D, điện toán đám mây... Ngoài ra Đoàn đã tiến hành khảo sát thị trường, tham quan một số địa danh văn hóa lịch sử của nước Pháp. Đây là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tìm hiểu và tiếp cận hiệu quả với thị trường này.

Tiếp tục chuẩn bị Hội chợ “Apparel Sourcing Paris” từ 15 – 25/9/2018 tại Paris Le Bourget, Paris, Pháp. Đây là Hội chợ Quốc tế về Quần áo, Thời trang và Phụ kiện lớn tại Pháp, một trong những hội chợ hàng đầu Châu Âu của ngành công nghiệp dệt may. Hội chợ có diện tích trưng bày 12.000 m2, 542 công ty tham gia trưng bày và số khách tham quan là 12.929 lượt người. Ngoài ra VITAS cũng chuẩn bị đoàn tham dự Hội chợ Federal Trade Fair Textillegprom 2018 tại Liên bang Nga: Thời gian từ 16 - 25/9/2018, tại Moscow - St. Peterburg, Đây là hội chợ lớn của Nga, trong đó chuyên đề về hàng dệt may là phần lớn, được tổ chức 1 năm hai lần tại Trung tâm Hội chợ Moscow, với sự tham gia của đông đảo các nhà nhập khẩu, bán lẻ Nga và các nước trên thế giới.

Tăng cường hợp tác dệt may Việt Nam - Nhật Bản

Tăng cường hợp tác dệt may Việt Nam và Nhật Bản: là nội dung trao đổi giữa VITAS với đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Công Thương Nhật Bản METI diễn ra vào ngày 16/03/2018.  Nhật Bản hiện là đối tác hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam, Nhật Bản còn là thành viên quan trọng của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong hơn 10 năm qua, Bộ METI Nhật Bản đã có nhiều chương tình hỗ trợ đào tạo nhân lực ngành dệt may Việt Nam về thiết kế, quản lý sản xuất và nâng cao năng suất. Trong năm tài khóa mới 2018-2019, hỗ trợ Việt Nam về thiết kế thông minh với nội dung chuyên sâu sẽ được phía Bộ METI thực hiện.  

Chủ tịch VITAS tham dự Lễ ký kết hợp đồng độc quyền phân phối sản phẩm vải len cao cấp vào thị trường Nhật Bản: Ngày 20/3/2018, tại TP. HCM, Công ty CP Dệt May Liên Phương (LPTEX) và Tập đoàn TAKISADA - NAGOYA - Nhật Bản (TAKISADA) đã ký kết hợp đồng độc quyền phân phối sản phẩm vải len chải kỹ dùng để may Veston vào thị trường Nhật Bản. Sau gần 03 năm đầu tư, lắp đặt, chạy thử và đưa vào sản xuất, đến nay, dây chuyền sản xuất vải len chải kỹ cao cấp, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là hơn 30 triệu USD, bao gồm các nhà máy dệt, nhà máy hoàn tất,…có công suất thiết kế hơn 5 triệu mét vải thành phẩm. LPTEX đã sản xuất thành công sản phẩm vải len chải kỹ cao cấp có thành phần 100% wool; hoặc wool pha polyester; hoặc pha PTT, lycra, spandex, nylon,.... Năm 2018, LPTEX dự kiến sẽ đầu tư khoảng 10 triệu USD để đầu tư giai đoạn 2 gồm nhà máy sợi và nhà máy nhuộm nhằm khép kín dây chuyền sản xuất.LPTEX thực sự tự hào là nhà sản xuất vải len chải kỹ cao cấp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam với quy trình khép kín từ khâu sản xuất vải đến công đoạn may thành phẩm bộ veston (suits).

Các Lớp đào tạo do VITAS và Viện Nomura (NRI) - Nhật Bản phối hợp tổ chức: .

-       Lớp về 5S và Kaizen: từ 15/01 – 19/01/2018 Lớp đào tạo về cải tiến sản xuất được các chuyên gia Nhật Bản tiến hành tại Công ty TNHH DK Đông phương theo hình thức “In House”. Trong thời gian này, các học viên của công ty đã được nghiên cứu 2 nội dung chính là 5S và Kaizen.Đây là cơ hội để các CB quản lý, CB kỹ thuật của công ty bổ túc thêm những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của chuyên gia Nhật Bản trong quản lý sản xuất. Đồng thời, chuyên gia Nhật Bản cũng đã khảo sát hiện trạng các nhà máy và góp ý trực tiếp cho lãnh đạo công ty để cải tiến, chuyển đổi và nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển bền vững của công ty trong điều kiện hội nhập hiện nay

-       Lớp đào tạo về FOB và ODM: từ 15/01 – 19/01/2018 Lớp đào tạo với chủ đề: Nâng cao Giá trị của việc chuyển phương thức sản xuất từ CMT sang FOB/ODM/OBM để trở thành một công ty xuất khẩu dệt may tiềm năng thông qua tăng cường QCD (Quality – Cost – Delivery) đã được tổ chức do các chuyên gia Nhật Bản trực tiếp hướng dẫn. Lớp học này nhằm giúp học viên hiểu được tầm quan trọng của việc cải thiện chất lượng và giá cả, cách thức phân phối để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm vì đó là yếu tố quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệpGiai đoạn 1 của lớp thiết kế thời trang đã được tổ chức thành công tại TP. HCM. Trên cơ sở kết quả của giai đoạn 1, VITAS phối hợp với Lãnh đạo các đơn vị thành viên cử Đoàn dệt may gồm 13 người từ 11 đơn vị dệt may sang Nhật Bản để tham gia giai đoạn 2 lớp đào tạo. Tại đây, Đoàn đã làm việc với ĐH. Bunka Gakuen, Viện Nghiên cứu Dệt, thăm Bảo tàng y phục, dự buổi kết nối giao thương với các đại diện đến từ các nhãn hàng thời trang hàng đầu của Nhật Bản..

Tăng cường hợp tác dệt may Châu Á - Úc

VITAS tham dự tích cực hoạt động của Liên đoàn Dệt may ASEAN (AFTEX) và Liên đoàn thời trang châu Á (AFF): Trong khuôn khổ tăng cường hợp tác dệt may khối châu Á và đặc biệt các nước ASEAN, VITAS đã tham dự các cuộc họp thường niên thành viên của AFTEX (được tổ chức tại Myanmar) và AFF (qua internetconference). Được thành lập từ năm 1977, AFTEX chủ trương hỗ trợ và góp phần thúc đẩy sự liên kết về dệt may giữa các quốc gia Đông Nam Á nhằm tạo ra một ngành dệt may khu vực phát triển mạnh mẽ. Đến nay, qua 37 năm phát triển, tổ chức này đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của ASEAN. Đối với AFF,  Việt Nam gia nhập AFF từ năm 2009. Trong 9 năm qua, hoạt động tích cực với AFF đã đóng góp vào việc hỗ trợ trong ngành thời trang Việt Nam tham gia vào sân chơi của khu vực; tạo dựng nguồn lực chuyên môn ổn định

Tăng cường Hợp tác dệt may Trung Quốc thông qua Hội đồng Dệt May Trung Quốc (CNTAC) và Trung tâm Thông tin Trung Quốc (CTIC): Trong thời gian qua hai bên đã có nhiều trao đổi sâu về tình hình hợp tác hai bên, về triển vọng hợp tác, tổ chức Diễn đàn về chuỗi cung ứng dệt may cũng như về việc triển khai tổ chức Hội thảo công bố Dự án nghiên cứuvề tình hình sử dụng nguồn nước bền vững tiểu vùng sông Meekong trong ngành dệt may.

VITAS là đơn vị bảo trợ choTriển lãmSAIGONTEX 2018: Triển lãm Quốc tế ngành công nghiệp dệt và may - thiết bị và nguyên phụ liệu (SAIGONTEX 2018) được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC) - 799 Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phú, Q. 7, TP. HCM từ ngày 11/4 – 14/4/2018. Với diện tích trưng bày  trên 31.000 m2, SAIGONTEX 2018 thu hút sự tham gia của hơn 1.100 doanh nghiệp đến từ 27 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên thế giới như: Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Hongkong, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Macau, Malaysia, Pakistan, Hà Lan, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, U.A.E, Anh Quốc, Mỹ, Uzbekistan và Việt Nam. SAIGONTEX giới thiệu nhiều thiết bị công nghệ tiên tiến cũng như các loại nguyên phụ liệu với xu hướng mới đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường may mặc, thời trang Việt Nam.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp với Tập đoàn IEC – Australia tổ chức hội thảo “Thúc đẩy XK hàng dệt may vào thị trường Australia trong bối cảnh CPTPP”. Mục đích của hội thảo nhằm giúp cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thêm một kênh thông tin đầy đủ khi muốn tiếp cận, mở rộng thị trường dệt may đầy tiềm năng của Australia – một trong 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Hội chợ Intertex Shanghai: Từ 14/03 đến 16/03/2018 Hội chợ Intertex Shanghai Home Textile Spring Edition 2018 đã được tổ chức tạiTrung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc gia (Thượng Hải) - National Exhibition and Convention Center - Shanghai (NECC) - 333 Songze Avenue, Qingpu District, Shanghai, China. Hội chợ dệt may đồ gia dụng Thượng Hải là hội chợ nguyên phụ liệu - vải ngành dệt may lớn nhất thế giới được tổ chức vào 2 kỳ tháng 3 và tháng 10 hằng năm. Đoàn doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tham quan hội chợ, gặp mặt nhiều khách hàng cũng như tham dự hội thảo, tọa đàm và một số hoạt động diễn ra bên lề hội chợ.

Phối hợp với Công ty Balaji – và Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độtổ chức Triển lãm Denim Jeans tại TP. HCM từ 27-28/06Đây đã là lần thứ 3 VITAS phối hợp với Incham và Balaji tổ chức sự kiện này. Ngày 28/06/2018, trong khuôn khổ Triển lãm Denimsandjeans 2018 tại TP. HCM, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã tổ chức hội thảo với chủ đề: “Chuỗi cung ứng DENIM Việt Nam - Chiến lược phát triển bền vững”.Tham dự hội thảo có đại diện các doanh nghiệp cung ứng vải, nguyên phụ liệu denim, doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, xuất khẩu, các nhà nghiên cứu, thiết kế sản phẩm denim.

 

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.006
Khách
: 984
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0