Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh ký kết tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn

10/06/2022 06:51 CH
Sáng 10/6, UBND huyện Lục Ngạn, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang phối hợp tổ chức hội nghị ký kết tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn. Tới dự có đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

 

Đại diện UBND huyện Lục Ngạn, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang ký kết tiêu thụ vải thiều năm 2022.

Lục Ngạn là vùng trồng cây ăn quả hàng hóa tập trung quy mô lớn với khoảng 28.000 ha. Trong đó, diện tích vải thiều lớn nhất cả nước, khoảng 16.000 ha, tổng sản lượng đạt từ 80-100 nghìn tấn. Vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp Bằng chứng nhận Bảo hộ Chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản; đồng thời đã được bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại hàng chục quốc gia trên thế giới. Những năm gần đây, do chất lượng và uy tín được nâng cao nên sản phẩm vải thiều Lục Ngạn nhìn chung tiêu thụ rất thuận lợi, ổn định ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. 

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin, đây là lần đầu tiên ông được đến vùng vải lớn và được thưởng thức quả vải tươi ngon tại vườn. Với khoảng 15 nghìn DN dệt may, tương ứng khoảng 3 triệu lao động nên Hiệp hội có nhiều tiềm năng tiêu thụ nông sản của Việt Nam nói chung và vải thiều Bắc Giang nói riêng. Không chỉ tại hội nghị này, thời gian tới, Hiệp hội Dệt may sẽ tiếp tục kết nối tiêu thụ các nông sản khác của tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên để kết nối bền vững, người sản xuất cần bảo đảm chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin, uy tín với người tiêu dùng trong ngành dệt may.

 

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS khẳng định thời gian tới, Hiệp hội Dệt may sẽ tiếp tục kết nối tiêu thụ các nông sản khác của tỉnh Bắc Giang

Theo ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, buổi ký hôm nay không quan trọng, mà quan trọng mở ra một kênh tiêu thụ, có thể nói rất hay. Với các làm của các doanh nhân sẽ tạo ra các kênh, cách làm sáng tạo trong tiêu thụ nông sản nói chung ở Việt Nam, Lục Ngạn, Bắc Giang nói riêng. Hy vọng, cách làm này sẽ thành công tốt đẹp. Ông Sơn mong muốn Hiệp hội Dệt may Việt Nam có thể có chính sách trợ giá khi mua vải thiều cho công nhân, vừa giúp bà con tiêu thụ nông sản, vừa chăm lo đời sống người lao động. Sau hội nghị này, các DN dệt may sẽ ký hợp đồng cụ thể với DN cung ứng vải thiều, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

 

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.478
Khách
: 224
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0