Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hơn 70 doanh nghiệp cùng ký cam kết hành động vì Mục tiêu Bền vững ngành Dệt May Việt Nam

20/07/2021 04:12 CH
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), hiện đã có hơn 70 doanh nghiệp trong ngành, trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI tham gia cùng ký cam kết hành động chung để đạt được Tầm nhìn và Mục tiêu Bền vững ngành Dệt May Việt Nam.

Cam kết Hành động chung này là bản cam kết thể hiện sự đồng thuận của các tổ chức và công ty đang hoặc sẽ là thành viên của Uỷ ban Bền vững thuộc Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cùng hành động để đạt được Tầm nhìn và Mục tiêu Bền vững ngành Dệt may Việt Nam.

Ngành dệt may và thời trang là một ngành đặc thù có tác động đáng kể đến các hệ sinh thái của Trái đất. Theo số liệu thống kê trên toàn Thế giới, năm 2015, ngành này tiêu thụ khoảng 79 tỷ mét khối nước, phát thải 1.715 triệu tấn CO2 và tạo ra 92 triệu tấn chất thải. Nếu tiếp tục với cách thức sản xuất và tiêu thụ hiện nay, ước tính những con số này sẽ tăng ít nhất 50% vào năm 2030.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas: Uỷ ban Bền vững thuộc Vitas, với thành viên và đối tác đến từ nhiều tổ chức, nhãn hàng và DN dệt may đã đưa ra cam kết tầm nhìn và mục tiêu để cải thiện tính bền vững trong toàn ngành. Đây cũng là ý thức và trách nhiệm chung của ngành Dệt May Việt Nam đóng góp vào việc cải thiện hệ sinh thái nguồn tài nguyên nước, khí hậu, môi trường trên Thế giới chung và Việt Nam nói riêng.

Tất cả các tổ chức công, tư và dân sự xã hội cam kết hướng tới mục tiêu vào năm 2030, chuyển đổi xanh hoá ngành dệt may Việt Nam để trở nên thân thiện với môi trường, tạo được việc làm và cải thiện đời sống người lao động. Phát triển bền vững ngành Dệt may sẽ đóng góp vào việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, cụ thể là các Mục tiêu: Xoá Đói nghèo; Công bằng Giới; Nước sạch; Vệ sinh; Năng lượng sạch; Điều kiện làm việc và Phát triển Kinh tế; Sản xuất và Tiêu dùng có trách nhiệm và Quan hệ đối tác để cùng hành động.

Về mục tiêu Vitas đặt ra đến năm 2023, doanh nghiệp dệt may đang và sẽ là thành viên của Uỷ ban Bền vững VITAS sẽ giảm được 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước. Đến năm 2022, có khoảng  03 nhãn hàng quốc tế tham gia Ủy ban Bảo vệ và cam kết các chỉ tiêu hiệu quả tài nguyên cho các nhà máy trong chuỗi cung ứng. Sẽ có 02 KCN dệt may cải thiện hiệu quả năng lượng và tuần hoàn nước vào năm 2023.

hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết vì Mục tiêu Bền vững phát triển ngành Dệt May Việt Nam

Cũng trong năm 2023 sẽ có 03 bản thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp dệt may được ký kết trong các DN hội viên, đem lại lợi ích thực chất cho các DN tham gia và NLĐ. Vitas sẽ tổ chức ít nhất 03 diễn đàn đối thoại xã hội cấp quốc tế để đối thoại về những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và điều kiện lao động trong ngành dệt may.

Việc các DN tham gia ký kết hợp tác để cùng hành động  có thể đảm bảo rằng Tầm nhìn và Mục tiêu Bền vững của ngành Dệt May được hiện thực hoá. Chương trình  sẽ được định kỳ xem xét và điều chỉnh một cách phù hợp, nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho Việt Nam và khu vực sông Me Kong, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas nhấn mạnh.

Nguồn: Tạp chí Công thương

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.545
Khách
: 292
 
Hơn 70 doanh nghiệp cùng ký cam kết hành động vì Mục tiêu Bền vững ngành Dệt May Việt Nam Rating: 5 out of 10 3637.
Core Version: 1.8.0.0