Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Họp báo "Quan điểm của Hiệp Hội Dệt may Việt Nam về tăng lương tối thiểu vùng năm 2016"

04/08/2015 10:34 SA
Ông Trương Văn Cẩm, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định đã lấy ý kiến của các doanh nghiệp, tất cả các doanh nghiệp đều không đồng tình với việc tăng lương tối thiểu vùng. Hiệp hội dệt may đề nghị Nhà nước nghiên cứu tính lại nhu cầu sống tối thiểu.

Để chuẩn bị cho họp hội đồng tiền lương quốc gia, chiều 3-8, tại trụ sở 32 Tràng Tiền, Hiệp hội Dệt may Việt Nam tổ chức họp báo bày tỏ quan điểm về tăng lương tối thiểu vùng năm 2016. Đại diện các báo Nhân Dân, Công Thương, TTXVN, VOV, Lao Động, Đầu tư . . . đã đến đưa tin về vấn đề "nóng hổi" này.

Theo Hiệp hội Dệt may, hiện các DN dệt may đang đối mặt với nhiều thách thức như sức ép cạnh tranh về đơn hàng, giá điện, than, phí và phụ phí cảng và tầu biển… tăng. Đặc biệt, tiền lương tối thiểu vùng chỉ tính từ 01/01/2010 đến nay đã tăng 2,2 – 2,3 lần.

Việc tăng lương tối thiểu vùng hàng năm đi đôi với tăng tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm (BHXH từ 2010 đến 2014 cứ 2 năm tăng thêm 1%) đã ảnh hưởng rất lớn đến DN.

Hiện nay, DN phải trích nộp 24% bảo hiểm và 1% đoàn phí nếu là đoàn viên công đoàn. Số tiền người lao động đóng thực chất DN cũng phải lo để người lao động có tiền lương thực tế đủ trang trải, cải thiện cuộc sống và gắn bó với DN.

Với mức đóng như hiện nay, DN và người lao động phải đóng bình quân khoảng 900.000 đ/người/tháng đối với các DN còn áp dụng thang, bảng lương theo NĐ 205/2004/NĐ-CP và sẽ tăng lên tối thiểu 1,3 triệu/đ/ng/th (tăng khoảng 45%) khi phải chuyển đổi sang thang, bảng lương theo NĐ 49/2013/NĐ-CP.

Khi lương thiểu vùng 2016 tăng mức đóng sẽ tăng lên tương ứng. Đặc biệt, theo luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ 01/01/2016 thì mức đóng sẽ căn cứ vào tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Số tiền này sẽ còn tăng thêm khoảng 30%.

Trên cơ sở đó, Hiệp hội dệt may đề nghị Nhà nước nghiên cứu tính lại nhu cầu sống tối thiểu.

Dựa vào tính toán của quốc tế 1 trẻ em chỉ tính bằng 0,5 người lớn (Việt Nam đang tính bằng 0,7), thì tiền lương tối thiểu vùng 2015 đã đáp ứng 94,8% nhu cầu sống tối thiểu.

Như vậy, lương tối thiểu vùng năm 2016 sẽ tăng khoảng 6% (vùng 1 tăng 200.000 đồng, các vùng còn lại tăng 150.000 đồng), các năm 2017 và 2018 mỗi năm tăng khoảng 7% (vùng 1 tăng 250.000 đồng, các vùng còn lại tăng 200.000 đồng) để lương tối thiểu vùng năm 2018 cơ bản đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu.

Hiệp hội đưa ra quan điểm:

"Theo chúng tôi, tăng lương tối thiểu vùng ở mức cao và duy trì tỷ lệ trích nộp các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn cao như hiện nay cũng là một nguyên nhân khiến nhiều DN làm ăn thua lỗ, trốn đóng, chậm đóng BHXH làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động".

"Theo số liệu của ngành thuế, hiện nay cả nước có khoảng 483.000 DN đang hoạt động, trong đó hơn 96% là DN nhỏ và siêu nhỏ và gần 70% DN kinh doanh không có lãi. Đây là số liệu đáng báo động để Nhà nước cân nhắc khi điều chỉnh tăng lương tối thiểu".



Ông Trương Văn Cẩm, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định đã lấy ý kiến của các doanh nghiệp và tất cả các doanh nghiệp đều không đồng tình với việc tăng lương tối thiểu vùng. Nếu tăng thì đề xuất khoảng cách vài năm tăng một lần, chứ tăng như thế này thì thật là quá sức chịu đựng của doanh nghiệp”.

Ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ. Năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 5,9 tỷ USD, đến năm 2014 đã đạt 24,69 tỷ USD, tăng gấp 4,5 lần năm 2006. 

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.578
Khách
: 325
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0