Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp ngày 08/08/2021: VITAS kiến nghị giải pháp phục hồi cho ngành dệt may

08/08/2021 07:18 CH
Sáng ngày 08/08/2021 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ làm việc với đại diện doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh “Chính phủ thấu hiểu và rất cảm thông với những khó khăn chồng chất của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay”. Ông cho rằng, trong khả năng của mình, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã rất cố gắng tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế chính sách để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất. Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp sẽ còn rất nhiều và cần giải pháp tháo gỡ kịp thời để phục hồi sản xuất.Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tới đây ông sẽ gặp doanh nghiệp từng lĩnh vực, ngành hàng để bàn sâu hơn, có giải pháp phù hợp hơn.

























   Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện doanh nghiệp, Hiệp hội DN và các địa phương. Ảnh VGP 

Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư tại hội nghị cũng cho thấy "gam màu xám" trong bức tranh doanh nghiệp hiện nay. 7 tháng đầu năm, số doanh nghiệp chờ giải thể là 28.038, tăng gần 29% so với cùng kỳ 2020. Số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể là 11.384, tăng hơn 27% so với cùng kỳ 2020. Bình quân mỗi tháng có khoảng 11.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết “các doanh nghiệp vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nguồn lực dự trữ đang cạn dần trong khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm" Nêu quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần tiếp tục quán triệt tinh thần "chống dịch như chống giặc".

Chia sẻ tại Hội nghị, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Vũ Đức Giang  đã đại diện Hiệp hội và ngành báo cáo Thủ tướng những khó khăn lớn mà ngành dệt may phải đối mặt trong làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19. Ông Giang cho biết việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài theo Chỉ thị 16 của Chính phủ tại các tỉnh phía nam đã khiến phần lớn các nhà máy may mặc tại các địa phương này phải đóng cửa do không đủ điều kiện thực hiện quy chế “3 tại chỗ”. DN bị thiệt hại lớn do phải ngừng sản xuất, bị khách hàng hủy đơn hàng xuất khẩu, trong khi vẫn phải chịu các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho người lao động.  Tại các DN còn hoạt động sản xuất gặp khó khăn do phải giảm 50%-60% số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, nguồn cung nguyên phụ liệu đứt gãnh, đồng thời phát sinh nhiều chi phí để thiêt lập các biện pháp phòng chống Covid, xét nghiệm, tiêm chủng cho người lao động. DN phải đối với áp lực lớn là nhiều lao động đã chuyển về quê do sợ bị lây lan dịch bệnh. Chi phí vận tải và biển quốc tế tăng cao cùng với chi phí nhiên liệu và giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng theo đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất, gây nhiều khó khăn cho các DN. Các  quy định chống dịch được thực hiện thiếu đồng loạt tại các địa phương đang gây khó cho các DN trong đó có ngành dệt may.


Ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh, để thực hiện “mục tiêu kép” vừa kiểm soát dịch Covid-19, vừa duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho NLĐ, hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng thì vấn đề khai thác nguồn Vacxin nhiều nhất, nhanh nhất và tiêm đúng đối tượng là vấn đề cấp bách. VITAS  đã làm việc với Hiệp hội May Mặc và Giày dép Hoa Kỳ (AAFA) và nhiều nhãn hàng, đối tác quốc tế và các hiệp hội trong nước để có thư gửi Tổng thống Biden dành ưu tiên ủng hộ Vacxin cho Việt Nam. Hiệp hội cũng đã liên kết với các hiệp hội ngành hàng khác để tìm kiếm nguồn cung vắc xin hỗ trợ.

Về việc thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường – hai điểm đến”, ông Giang nhấn mạnh đây chỉ có thể là giải pháp tình thế trong thời gian ngắn hạn. Một số DN đã phát hiện có F0 phải đóng cửa DN và rất lúng túng trong cách xử lý. Đến ngày 05/08/2021 một số tỉnh yêu cầu các DN đóng cửa ngay cả khi chưa có ca F0. VITAS đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế có hướng dẫn theo từng kịch bản cụ thể để các DN và địa phương cùng thống nhất phối hợp thực hiện.



























Để có thể thực hiện mục tiêu kép giải pháp quan trọng là hàng hóa xuất, nhập khẩu không bị ách tắc. VITAS đề xuất bỏ quy định cấp mã QR-Code về “luồng xanh” trên phạm vi cả nước,, đề nghị Bộ Y tế quy định thống nhất từng loại giấy xét nghiệm và thời gian hiệu lực của mỗi loại, khi lái xe lưu thông qua các tỉnh, bỏ quy định chỉ hàng hóa thiết yếu mới được lưu thông, thay vào đó là cho phép lưu thông hàng hóa như trong điều kiện bình thường nếu đảm bảo phòng chống dịch, trừ những hàng hóa cấm kinh doanh hoặc những hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định (như ý kiến đề xuất của Bộ Công Thương  ngày 27/7/2021). Bởi vì, nếu thực hiện mục tiêu kép mà hàng hóa xuất khẩu, nguyên phụ liệu nhập khẩu không được phép lưu thông thì thực hiện thế nào?  

Ông Giang cũng cho biết VITAS đã kiến nghị gửi Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phường, đề nghị Nhà nước bỏ quy định nộp thuế VAT đối với vải trong nước sử dụng may xuất khẩu; sửa luật Công đoàn theo hướng DN nộp tối đa 1% kinh phí công đoàn thay vì 2% như hiện nay; giảm phí đường bộ, phí BOT, dừng thu phí cảng biển của Hải Phòng và TP. HCM không thu phí cảng biển từ 01/10/2021 như dự kiến.     Hiệp hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng không hạ hạn mức tín dụng, tiếp tục giảm lãi suất xuống 0,5 – 1%/năm, giãn thời gian trả nợ gốc và lãi của năm 2021 và 2022.  Đồng thời cần có các gói hỗ trợ cho DN và NLĐ  với những thủ tục và điều kiện đơn giản nhất, nhất là hiện nay việc dừng đóng kinh phí công đoàn vẫn giữ nguyên điều kiện NLĐ mất việc từ 50% trở lên làm cho DN không tiếp cận được.

Một số hình ảnh khác tại Hội nghị (phát biểu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản, Hiệp hội Logistic Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam)


Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.838
Khách
: 592
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0