Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Năm 2019: Ngành dệt may tìm hướng tiếp cận hiệu quả "sân nhà"

02/01/2019 09:24 SA
Dù năm 2018 xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam đạt trên 36 tỷ USD nhưng tại thị trường nội địa không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận hiệu quả. Làm gì để hàng dệt may cạnh tranh tốt ngay trên sân nhà cũng như nâng cao hiệu quả của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang là vấn đề nhiều đơn vị may mặc quan tâm, đẩy mạnh trong năm 2019.

Vì sao sản phẩm dệt may chưa có chỗ đứng?

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) - cho biết, năm 2018 được đánh giá là một năm thành công của ngành may xuất khẩu bởi bất chấp thị trường cạnh tranh, biến đổi khí hậu tác động và rào cản thương mại gia tăng nhưng chúng ta vẫn về đích trên 36 tỷ USD. Dù vậy, kinh doanh nội địa của ngành may trong năm 2018 lại rất khó khăn và các tập đoàn lớn tăng trưởng rất thấp, thậm chí có đơn vị thấp hơn mục tiêu đề ra.

nam 2019 nganh det may tim huong tiep can hieu qua san nha
Người tiêu dùng rất quan tâm đến hình thức và chất lượng sản phẩm may mặc

Nguyên nhân là do tác động của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết trong thời gian qua đã có hiệu lực, làm giảm thuế nhập khẩu và mở cửa thị trường bán lẻ cho nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh. Từ đó nhiều thương hiệu thời trang nhanh ngoại như Zara, H&M, Topshop, Old Navy… đổ bộ và cạnh tranh trực tiếp với thời trang Việt. Trong khi đó, ngành công nghiệp thời trang của Việt Nam vẫn còn chưa thực sự bắt kịp xu hướng thời trang toàn cầu bởi đội ngũ các nhà thiết kế và doanh nghiệp vẫn phải tự thân vận động, không có các trường đào tạo đội ngũ thời trang chuyên nghiệp.

“Chúng ta không có trung tâm nguyên phụ liệu chuẩn mực, không có sân chơi cho nhà thiết kế thể hiện tài năng, chưa đủ phần mềm thiết kế 3D để tạo nên nền tảng thiết kế, chưa bắt kịp xu thế thời trang... Đây là những khó khăn của thị trường nội địa khiến chúng ta yếu thế trong thời gian qua” - ông Vũ Đức Giang chia sẻ.

Ông Vũ Đức Giang khẳng định, thực tế hàng may Việt Nam chất lượng không thua kém gì hàng ngoại nhưng tâm lý người Việt vẫn còn “sính ngoại”, vì vậy, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” dù được tuyên truyền rất bài bản nhưng chưa thực sự giúp doanh nghiệp trong ngành tiếp cận được thị trường nội địa. Do đó, để chính sách này đi vào cuộc sống thì người đứng đầu các đơn vị tuyên truyền hàng Việt phải dùng các sản phẩm dệt may của Việt Nam và báo chí truyền thông cần làm tốt hơn nữa trong công tác tuyên truyền đến người tiêu dùng.

nam 2019 nganh det may tim huong tiep can hieu qua san nha
Phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm của Tổng công ty CP Phong Phú được đầu tư hàng tỷ đồng để tăng cơ hội tiếp cận người tiêu dùng.

Tìm hướng tiếp cận hiệu quả hơn trong 2019

Năm 2019, ngành dệt may được đánh giá sẽ tiếp tục phát triển hơn nhưng làm gì để có thể tiếp cận thị trường nội địa hiệu quả là vấn đề cấp bách đang đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành.

Về vấn đề này, ông Vũ Đức Giang cho rằng, có 5 yếu tố để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho ngành may là chiến lược phát triển khoa học công nghệ - doanh nghiệp phải xây dựng nền tảng thiết kế 3D vì con người không thể đáp ứng được diễn biến nhanh của thị trường; Phải xây dựng nguồn lực - phải có tư duy đào tạo năng lực, tầm nhìn thời trang, ngoại ngữ để cập nhật xu thế thời trang thế giới; Phải xây dựng chiến lược mạng lưới kênh phân phối (mạng lưới phân phối truyền thống là kênh không bỏ qua được nhưng vẫn phải chú trọng thêm kênh thương mại điện tử); Phải chuẩn hóa trong quan điểm tư tưởng, phương pháp phục vụ, bắt kịp xu thế thời trang… để chịu trách nhiệm đến cùng các sản phẩm nhằm tạo tin tưởng của khách hàng. Cuối cùng nhà nước cần xây dựng các khu công nghiệp có xử lý nước thải, phải kêu gọi đầu tư nhà máy về sợ - dệt - nhuộm hoàn tất để có nội địa đáp ứng nhu cầu và đón đầu các hiệp định thương mại… Đồng thời đưa ra giải pháp quyết liệt hơn cho Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cụ thể là các cơ quan công quyền phải sử dụng sản phẩm trong nước.

nam 2019 nganh det may tim huong tiep can hieu qua san nha
Dù chỉ là sản phẩm khăn bông nhưng cách trưng bày, giới thiệu đẹp mắt cũng sẽ thu hút sự quan tâm hơn của người tiêu dùng Việt.

Về phía các doanh nghiệp, May Phương Đông với thương hiệu FHOUSE tới đây sẽ thành lập công ty thương mại để xây dựng giải pháp chiến lược thương mại cho FHOUSE quay lại thị trường. Song song đó, đơn vị này còn có giải pháp phát triển thiết kế, nguyên phụ liệu, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng nội địa.

Hay Tổng công ty 28 ngoài đầu tư máy móc để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm cũng đã chủ động mở các điểm bán tại nội địa để người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Cần - Trợ lý Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty 28 - cho biết, tổng công ty đã chủ động trong việc xây dựng các điểm bán, đưa hàng vào siêu thị để tăng thị phần.

Tương tự, ông Phạm Xuân Trình - Tổng giám đốc Tổng công ty CP Phong Phú cho hay tổng công ty vừa đầu tư nhiều tỷ đồng mở 2 phòng trưng bày sản phẩm rộng hơn 1.200m2, giới thiệu các sản phẩm khăn bông và các sản phẩm jeans cao cấp (quần áo, vải denim và denim dệt kim) mới nhất vừa sản xuất của công ty.

Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.199
Khách
: 1.182
 
Năm 2019: Ngành dệt may tìm hướng tiếp cận hiệu quả "sân nhà" Rating: 5 out of 10 104148.
Core Version: 1.8.0.0