Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tiếp tục tăng mạnh

19/08/2014 05:40 CH
Theo số liệu thông kê, nhập khẩu nguyên liệu dệt, may, da, giày của Việt Nam 7 tháng năm 2014 ước đạt 2,729 tỷ USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ 2013. Với tiến độ xuất khẩu hàng dệt may tăng mạnh từ đầu năm tới nay nên các doanh nghiệp vẫn cần nhập khẩu một lượng nguyên liệu lớn để phục vụ cho các đơn hàng cuối năm. Dự báo, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may quý III/2014 ước đạt trị giá 1,2 tỳ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
6 tháng đầu năm 2014, cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày của nước ta không có nhiều biến động. Nguyên phụ liệu chủ yếu được nhập khẩu từ một số thị trường truyền thống như: Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, tuy nhiên nhập khẩu từ thị trường Mỹ đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước và vươn lên vị trí thứ 4. Ngoài ra, nhập khẩu nguyên phụ liệu từ một số thị trường khác có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: từ Nhật Bản, Thái Lan, Italia, Braxin, Ấn Độ…

Nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, ngành dệt may đã phải tái cấu trúc theo hướng tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, đầu tư và hộ trợ phát triển có chọn lọc các ngành sản xuất nguyên phụ liệu có lợi thế cạnh tranh. Một trong những mục tiêu ngành đang nỗ lực triển khai là tập trung mọi nguồn lực đổi mới mô hình tăng trưởng công nghiệp chuyển từ số lượng sang năng suất, chất lượng và hiệu quả, giảm dần tỷ trọng các sản phẩm gia công, phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn để tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngoài ra, một giải pháp không kém phần quan trọng là ngành đã khuyến khích các tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp nhằm kéo theo sự phát triển hệ thống các doanh nghiệp vệ tinh trong ngành công nghiệp hỗ trợ. ]

Để nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may, chủ động đón đầu những cơ hội khi Việt Nam ký kết các hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Ban-EU, giữa Việt Nam với Liên minh hải quan… Đồng thời, ngành cũng khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư hơn nữa vào sản xuất bông, sợi, vải, hình thành chuỗi cung ứng dệt may, chủ động cung ứng cho ngành. Hiện các doanh nghiệp trong nước đang tích cực chuyển dịch phương thức sản xuất từ gia công sản phẩm tiến đến tăng tỷ lệ sản xuất theo các hình thức ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm), OBM, (sản xuất thương hiệu riêng). Đồng thời nâng trình độ công nghệ sản xuất, thực hiện đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; xây dựng và thực hiện phương án đầu tư, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.


Nguồn: Thông tin thương mại

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.258
Khách
: 1.243
 
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tiếp tục tăng mạnh Rating: 5 out of 10 145724.
Core Version: 1.8.0.0