Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hội thảo “Xanh hóa ngành Dệt May Việt Nam” được tổ chức tại TP. HCM

01/12/2018 02:45 CH

Ngày 29/11/2018, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) và Tổ chức Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Xanh hóa ngành Dệt May Việt Nam” nhằm triển khai Dự án “Xanh hoá ngành dệt may Việt Nam thông qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững”.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các tổ chức quốc tế: IFC,IDH, GIZ và đối tác phát triển; WWF Quốc tế, WWF khu vực và WWF Việt Nam; Hội đồng Dệt may Quốc gia Trung Quốc, Trung tâm Hợp tác Môi trường Lan Thương - Mekong, E-Kansai; đại diện các thương hiệu quốc tế và các công ty dệt may khu vực phía Nam.

 

Tại hội thảo, đại biểu tham dự đã được nghe đã tham luận và trao đổi về những chủ đề: Cách thức chuyển đổi ngành dệt may Việt nam từ “sản xuất tại Việt Nam - made in Vietnam” sang “sản xuất bền vững tại Việt Nam - sustainably made in Vietnam”; Định hướng để ngành dệt may Việt Nam có thể đạt tới phát triển bền vững; Vấn đề tài chính trong lộ trình chuyển đổi; Phương pháp định vị những khó khăn liên vùng sông Mekong mà ngành dệt may đang phải đối mặt và các giải pháp nhằm xanh hóa ngành dệt may.

 

Dệt may là một trong những ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam, hiện đóng góp 15% tổng giá trị xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng cao, trung bình đạt trên 12%/năm. Ngành dệt may hiện có hơn 6000 nhà máy, giải quyết khoảng 3 triệu việc làm trên cả nước. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt trên 31,5 tỷ USD và khả năng năm 2018 này có thể đạt 36 tỷ USD, tăng 17% so với  năm trước.

Các chuyên gia nhận định, dệt may cũng là một ngành có thể gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường. Trong quá trình sản xuất (đặc biệt là ở khâu dệt nhuộm) sẽ phải khai thác, sử dụng và xả thải nước; đồng thời cũng sẽ sử dụng năng lượng cho việc đun nóng và tạo ra hơi nước. Yếu tố này tác động lên nguồn nước và góp phần gia tăng khí thải nhà kính.

 

Phát biểu tại Hội thảo, Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó TTK VITAS cho rằng, ngành công nghiệp dệt may thế giới hiện đang phát triển rất mạnh, việc sử dụng công nghệ xanh, sạch, năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng tất yếu. Trước xu thế toàn cầu ngày càng hướng tới sự phát triển bền vững, nhà cung ứng, sản xuất cần phải thay đổi phương thức quản lý, trong đó đặc biệt nâng cao tiêu chuẩn về môi trường và thực hiện trách nhiệm xã hội để thực hiện tuân thủ các cam kết về môi trường trong các FTAs thế hệ mới, đáp ứng sự mong muốn của những người tiêu dùng tiến bộ và khách hàng.

 

Trao đổi tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, nhà sản xuất, các tổ chức quốc tế, cơ quan bảo vệ môi trường đã cùng nhau chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn, đề xuất các giải pháp để “Xanh hóa” ngành dệt may, xây dựng lộ trình lộ trình chuyển đổi ngành theo hướng phát triển bền vững trong quá trình hội nhập. Hội thảo đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp dệt may, các tổ chức xã hội, cơ quan ban ngành … để cùng chung tay góp phần đưa dệt may trở thành một trong những ngành dẫn đầu về phát triển bền vững.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài và ảnh: Nguyễn Bình - VITAS  

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.364
Khách
: 106
 
Hội thảo “Xanh hóa ngành Dệt May Việt Nam” được tổ chức tại TP. HCM Rating: 5 out of 10 122184.
Core Version: 1.8.0.0