Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng trong khối dệt may ASEAN

07/11/2016 03:39 CH
Ngành dệt may ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng cần tính đến việc làm thế nào để tăng được năng lực cạnh tranh trong thời gian sắp tới.

Quang cảnh hội thảo “Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng trong khối dệt may ASEAN hướng tới sự phát triển bền vững”. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN 

Bên lề hội nghị Liên đoàn Dệt May các nước Đông Nam Á (AFTEX) và triển lãm HANOITEX 2016, chiều 2/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam phối hợp với Quỹ Hợp tác ASEAN Hàn Quốc, Viện công nghệ Công nghiệp KiTech Hàn Quốc tổ chức hội thảo “Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng trong khối dệt may ASEAN hướng tới sự phát triển bền vững”.

Tại Hội thảo, ông Park Jun Ho, Giám đốc văn phòng đại diện KiTech đánh giá thương mại dệt may giữa Hàn Quốc với các nước ASEAN đã đạt tăng trưởng ngày càng cao trên thị trường. Đặc biệt, Lào, Việt Nam, Myannar, Indonesia, Campuchia đang tăng cường việc nhập khẩu vải và đồ dệt kim từ Hàn Quốc, trong khi Hàn Quốc tăng cường nhập khẩu sản phẩm may mặc hoàn chình từ các nước này.

Để có thể thành công và mang lại lợi ích cho cả các công ty Hàn Quốc và các doanh nghiệp địa phương trong từng thành viên ASEAN, cần tìm hiểu hết thế mạnh và điểm yếu của ngành dệt may của từng nước khối ASEAN để từ đó có thể hợp tác và hoạt động có tổ chức hơn.

Ông Kag II Kim- Giám đốc điều tiếp thị và chiến lược, khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chia sẻ về thiết kế thời trang thông minh với ứng dụng tương tác 3D.

Nhà thiết kế có thể dùng công nghệ 3D để thay thế những công việc thiết kế mà từ trước đến nay các nhà thiết kế vẫn làm là đo thông số cũng như cách chọn màu sắc phải mất nhiều công đoạn.

Việc sử dụng công nghệ 3D sẽ làm giảm đi đáng kể thời gian cho việc thiết kế, cũng như đáp ứng mọi yêu cầu như kích cỡ, màu sắc, kiểu dáng, người ta có thể dùng công nghệ 3D đề hoàn tất công việc thiết kế một cách nhanh chóng. 

Theo ông Trương Văn Cẩm -Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với công nghệ 3D, trong tương lai ngành dệt may Việt Nam có thể chịu tác động rất lớn của sự phát triển, với sự bùng nổ công nghệ. Công nghệ thông tin cùng với internet được dự báo trong tương lai sẽ thay thế những lao động trong ngành dệt may. 

Ông Hai Gyung Jung- Chủ tịch công ty Yuoth HiTech Vina chia sẻ, về giải pháp nhà máy thông minh đối với ngành may, doanh nghiệp có thể dùng công nghệ 3 D trong công đoạn cắt. Tuy nhiên, ông Trương Văn Cẩm cho rằng, công nghệ này gặp một số thách thức như vốn đầu từ không nhỏ cũng như nguồn lực, thêm nữa phải hiểu để nắm bắt công nghệ mới có thể làm chủ được nó.

"Điều này cũng dự báo nó sẽ phát triển rất nhanh chóng và thay thế tỷ lệ không nhỏ người lao động. Tuy nhiên, trong khâu may thời gian dài chúng ta vẫn cần đến bàn tay khéo léo của con người lao động chứ không thể thay thế máy mọc thiết bị một cách nhanh chóng được". Ông Hai Gyung Jung nói

Ông Trương Văn Cẩm đưa ra cảnh báo ngành dệt may ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng cần tính đến việc làm thế nào để tăng được năng lực cạnh tranh trong thời gian sắp tới. 
Ông Thân Đức Việt, Phó Tổng giám đốc Công ty May 10 cho rằng, trong việc tạo ra sản phẩm thời trang đòi hỏi tính sáng tạo cao, và để phát triển thêm phần sáng tạo này việc hỗ trợ của khoa học cũng rất quan trọng như công nghệ 3D hiện nay có cả ngân hàng dữ liệu hỗ trợ cho các nhà thiết kế rất nhiều về thông số thiết kế cũng như chọn màu sắc…/.
Trần Hằng/ BNEWS/TTXVN

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.087.185
Khách
: 951
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0