Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Giới thiệu Luật tra soát trong chuỗi cung ứng

22/07/2021 02:45 CH
Trong tháng 6 vừa qua, Nhóm làm việc về PPP, do Bộ Công Thương và Tổ chức sáng kiến Thương mại bền vững IDH đứng đầu, đã thực hiện cuộc họp trực tuyến vào tháng 6 năm 2021 để cập nhật về tác động của làn sóng COVID-19 lần thứ tư đối với ngành dệt may và sản xuất giày dép tại Việt Nam và tìm hiểu các hành động khả thi để hỗ trợ người lao động và cơ sở vật chất khắc phục ảnh hưởng của COVID-19. Có một xu hướng mới ở các nước châu Mỹ và châu Âu gần đây đó là việc áp dụng luật về thực hiện tra soát bắt buộc trong chuỗi cung ứng của mình. Chúng tôi xin chia sẻ trao đổi với Tiến sỹ Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quan hệ Lao động về xu hướng này.

BBT VITAS: Thưa Tiến sỹ, tiến sỹ có thể cho biết Luật tra soát trong chuỗi cung ứng là gì không?

Ts. Đỗ Quỳnh Chi: Thuật ngữ tiếng Anh của việc tra soát trong chuỗi cung ứng đó là ‘human rights due diligence’. Tuy nhiên thuật ngữ này có điểm khác so với từ “due diligence” mà chúng ta dùng trong kinh doanh thuần túy. Trong bối cảnh này, due diligence có nghĩa là các DN có trách nhiệm và nghĩa vụ phải rà soát các rủi ro và tác động nếu có của DN mình hoặc chuỗi cung ứng của mình đối với con người và môi trường ở tất cả những nơi mà DN đó hoạt động.

Thưa tiến sỹ, phong trào CSR có gì khác với việc tra soát chuỗi cung ứng?

Sự khác nhau đó là đối với CSR thì các DN sẽ tra soát một cách tự nguyện có nghĩa là họ có thể thực hiện ở các mức độ khác nhau, thậm chí là không thực hiện nếu như họ cảm thấy chưa sẵn sàng hoặc có áp lực để thực hiện việc này, Tuy nhiên, từ năm 2012, bắt đầu với Luật về minh bạch hóa chuỗi cung ứng của bang California (Hoa Kỳ) cho đến nay thì đây đã trở thành một xu hướng  ở các nước phát triển như châu  Âu, Úc, New Zealand và Hoa Kỳ, trong đó tra soát chuỗi cung ứng không còn là do DN tự nguyện thực hiện nữa, mà các chính phủ  coi đó là nghĩa vụ mà các DN phải thực hiện. Bản đồ dưới đây thể hiện sự lan tỏa của Luật này trên toàn châu Âu, Úc, Hà Lan, Áo, Thụy Sỹ , Pháp, Đức và sắp tới là EU




































Luật tra soát lao động trẻ em của Hà Lan (Child Labour Due Diligence Law) có điểm gì đáng lưu ý?

Luật này thông qua năm 2019, áp dụng tới mọi DN bán hàng hóa và dịch vụ cho Hà Lan, yêu cầu DN tra soát xem trong chuỗi cung ứng có sử dụng lao động trẻ em không, và nếu có thì DN phải lập kế hoạch hành động chấm dứt tình trạng trên và công khai kết quả tra soát và kế hoạch hành động. DN vi phạm có thể bị phạt tiền, thậm chí CEO có thể bị phạt tù tới 5 năm

Luật chuỗi cung ứng của Pháp (Duty of Digilance Law) có điểm gì đáng lưu ý?

Luật này được thông qua năm 2017, áp dụng với DN có đăng ký hoạt động tại Pháp với từ 5,000 nhân viên (tại Pháp) và 10,000 nhân viên trên toàn thế giới, Luật yêu cầu quy trình tra soát quyền con người và tiêu chuẩn môi trường toàn diện, và cho phép bên bị ảnh hưởng ủy quyền cho các NGO và công đoàn Pháp khởi kiện DN vi phạm tại Tòa án Pháp.  DN vi phạm có thể bị phạt tới 30 triệu Euro. Gần đây nhất, tập đoàn Total của Pháp đã bị cáo buộc vi phạm quyền của thổ dân và gây ảnh hưởng môi trường ở Bolivia; cáo buộc cướp đất của hàng nghìn người tại Uganda (2019)

Luật chuỗi cung ứng của Đức (Supply Chain Act) có khác gì với Pháp?

Phía Đức ban hành chậm hơn Pháp. Tại Đức luật chuỗi cung ứng mới được thông qua ngày 11/6/2021, có hiệu lực từ 2023, áp dụng với các DN có từ 3,000 nhân viên trở lên (từ 2024 là DN có từ 1,000 nhân viên) có trụ sở hoặc chi nhánh đăng ký tại Đức. Luật bắt buộc các DN thuộc phạm vi điều chỉnh thực hiện nghĩa vụ tra soát quyền con người và tiêu chuẩn môi trường trong chuỗi cung ứng (bao gồm DN và các nhà cung ứng trực tiếp). Bên bị ảnh hưởng (có thể ở nước ngoài) có thể ủy quyền cho các NGO hoặc công đoàn Đức kiện DN tại tòa án Đức hoặc kiến nghị với Bộ Kinh tế Đức tiến hành điều tra. DN vi phạm bị phạt tới  175.000 Euro và có thể mất quyền tham gia các hợp đồng mua sắm công của Chính phủ Đức.

Tiến sỹ có thể cho biết thêm về dự luật Chuỗi cung ứng của EU

Dự luật này hiện đang được thảo luận tại Nghị viện EU; dự kiến thông qua trong năm 2021. Chúng tôi đã có dịp chia sẻ kết quả nghiên cứu của nhóm hợp tác công tư trong hội thảo với Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện EU, như một nguồn thông tin để các Nghị sĩ tham khảo về khía cạnh thương mại công bằng. Các tập đoàn lớn thì đang ủng hộ dự luật này, tuy nhiên  nhiều DN SMEs đang phản đối vì sợ bị tăng chi phí. Các vấn đề mà Nghị viện châu Âu đang  cân nhắc đó là (i) Áp dụng luật này cho DN của EU hay cả các DN hoạt động và bán hàng cho EU?  (ii) Áp dụng cho nhà cung ứng trực tiếp hay cả cung ứng gián tiếp? (iii) Quy trách nhiệm cho CEO hay cả các thành viên HĐQT? (iv) Các quyền con người và tiêu chuẩn môi trường áp dụng? (v) có cho phép bên bị ảnh hưởng ủy quyền cho các tổ chức xã hội của EU trong quá trình khởi kiện? (vi) Mức độ chế tài với các vi phạm

Xin cám ơn Tiến sỹ

Tin khác :
Số bài/trang
Trang « 1 2 3 4 ... 8 »
Chọn ngày
Số bài/trang
Trang « 1 2 3 4 ... 8 »
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.484
Khách
: 231
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0