Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hơn 140 đại biểu tham dự hội nghị công tác hội viên và họp mặt Ủy ban PTBV VITAS tại TP. HCM

31/03/2021 09:38 SA
Trong trong khuôn khổ chuỗi sự kiện chào mừng Ngày Truyền thống Dệt May Việt Nam 2021, ngày 25/3/2021, tại TP HCM, Hiệp hội Dệt May VN (VITAS) tổ chức hội nghị công tác Hội viên Quý 1/2021 - Họp mặt định kỳ Ủy ban Phát triển Bền vững VITAS. Hơn 140 đại biểu đã tham dự hội nghị.

Thành phần dự họp gồm đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp hội viên khu vực phía Nam, đại diện một số nhãn hàng và đối tác quốc tế, các Ông/bà là Phó Chủ tịch, UV BCH, Tổng Thư ký, Phó TTK và các ban chức năng của VITAS. Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS đã tham dự và phát biểu chỉ đạo.

Mục đích của hội nghị nhằm cung cấp thông tin về tình hình XNK dệt may Việt Nam; Những thách thức mà ngành dệt may đang phải đối mặt trong năm 2021; Chia sẻ công tác vận động chính sách của VITAS; Định hướng, giải pháp trong năm 2021 trong việc nâng cao liên kết chuỗi; Kế hoạch chung của Ủy ban Phát triển bền vững (PTBV).

 

Các diễn giả có bài trình bày trong sự kiện

Trong phiên làm việc buổi sáng, các đại biểu đã nghe: Bà Hoàng Thanh Nga – Quản lý Chương trình Dệt May – Tổ chức WWF giới thiệu sách hướng dẫn thực hiện xanh hóa ngành dệt may – WWF; Tiến sĩ Đỗ Quỳnh Chi – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Lao động (ERC) nói về Xu hướng thực hành tìm nguồn cung ứng từ các nhãn hàng trong bối cảnh Covid-19; Đại diện các nhãn hàng PUMA và H&M trình bày tổng quan những yêu cầu về lao động và môi trường đối với các nhà cung cấp; Ông Hoàng Việt – Quản lý Chương trình Dệt May – Tổ chức IDH chia sẻ về  PPP trong việc thúc đẩy công khai dữ liệu giám sát môi trường; Ông Võ mạnh Hùng – Trưởng đại diện CCI giới thiệu nguồn cung ứng bông bền vững – USCTP.

Trong phiên làm việc buổi chiều, hội nghị đã được nghe: Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS chia sẻ về tình hình XNK dệt may VN và thế giới quý I/2021, thách thức cho ngành dệt may trong năm 2021, hoạt động vận động chính sách của VITAS trong quý I/2021, phương hướng và giải pháp liên kết chuỗi cung ứng trong năm 2021. Về những cơ hội của ngành dệt may trong năm 2021, Ông Giang cho rằng, nền chính trị ổn định là 1 cơ hội lớn để Việt Nam thu hút các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết với các nước là cánh cửa mở ra cho ngành dệt may đi ra thế giới. Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng CN 4.0, nhiều doanh nghiệp dệt may của VN có cơ hội tự động hóa dây chuyền sản xuất theo xu hướng bền vững, phát triển đầu tư chiều sâu và minh bạch hơn. Trong bối cảnh tình hình thế giới có diễn biến phức tạp về chính trị và chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid 19, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh tạo uy tín và vị trí vững vàng trên trường quốc tế. Ngành dệt may VN hiện nay có lượng lượng lao động tay nghề cao, ổn định có thể cạnh tranh về chất lượng, giá cả... Về công tác vận động chính sách VITAS đã kiến nghị sửa đổi nhiều vấn đề bất hợp lý trong các chính sách của nhà nước. Trong đó 8 nội dung lớn đã được Chính phủ và các bộ, ban, ngành tiếp thu và sửa đổi. VITAS sẽ tiếp tục làm việc với các bộ ngành để tháo gỡ dần những khó khăn cho ngành dệt may.

 

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS phát biểu tại sự kiện

Về những thách thức của ngành dệt may VN trong năm 2021, Ông Giang nêu rõ, trước sức ép của dịch Covid 2019 kéo dài suốt năm 2020 nhiều doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 2021 các doanh nghiệp đã có sự bình tĩnh, khả năng thích ứng để phát triển ổn định. Mục tiêu năm 2021 kim ngạch XK đạt 39,5 – 40 tỷ là một thách thức lớn. Nhiều hết các nhãn hàng quốc tế chuyển nhà máy sản xuất về VN do tác động của đại dịch Covid 2019 và những biến cố về chính trị ở một số nước … Hiện tại ngành dệt may vẫn đang bị tình trạng thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu. Cạnh tranh về nguồn lao động vẫn đang diễn ra gay gắt.

Ông Giang cũng nêu các giải pháp cho ngành dệt may VN trong năm 2021. Đó là: Cần có tầm nhìn đề ra những giải pháp phát triển bền vững; Các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới theo chuẩn mực quốc tế về sử dụng người lao động và điều kiện làm việc, xây dựng nền tảng đầu tư theo xu hướng xanh hóa, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững với tiêu chí rõ ràng và minh bạch, cần được tư vấn từ các tổ chức đánh giá; Đầu tư phát triển theo công nghệ hiện đại, tự động hóa dây chuyền sản xuất; Xây dựng  chiến lược liên kết chuỗi chặt chẽ và thích ứng trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, phối hợp với nhau để tận dụng thế mạnh của mỗi đơn vị; Có giải pháp gắn kết với các nhãn hàng quốc tế để được hỗ trợ những kỹ thuật tiên tiến, chia sẽ trách nhiệm rủi ro, các bên hợp tác trên tinh thần cùng đồng hành, cùng thắng (win – win).

Hội nghị còn được nghe Ông Trần Như Tùng – Phó TGĐ Công ty CP Dệt May Đầu tư, Thương mại  Thành Công/Trưởng ban VSC VITAS trình bày về mục tiêu và kế hoạch hoạt động của Ủy ban Phát triển bền vững VITAS trong năm 2021; Ông James Phillips – Phó Chủ tịch Tập đoàn TAL nói về Thanh toán bền vững – Con người, Hành tinh và Lợi nhuận. Trong phần chia sẻ và hỏi đáp, nhiều đại biểu đã giới thiệu năng lực của đơn vị, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình duy trì và phát triển SXKD, vượt qua đại dịch và mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn trong chuỗi cung ứng dệt may. Các đại biểu đều hoan nghênh những nội dung đã được bàn thảo, chia sẻ tại hội nghị và cho biết sẵn sàng hưởng ứng và tham gia các hoạt động, sự kiện mà VITAS sẽ tổ chức trong năm 2021.

 

Ông Trần Như Tùng – Phó TGĐ Công ty CP Dệt May Đầu tư, Thương mại  Thành Công/Trưởng ban VSC VITAS trình bày về mục tiêu và kế hoạch hoạt động của Ủy ban Phát triển bền vững VITAS

 

Ông James Phillips – Phó Chủ tịch Tập đoàn TAL với bài trình bày về Thanh toán bền vững – Con người, Hành tinh và Lợi nhuận

Kết luận cuộc họp, Ông Giang cho rằng về phát triển bền vững, doanh nghiệp và nhãn hàng phải có sự đồng hành và gắn kết chia sẻ với nhau; Cần xây dựng và tư duy và phương pháp về đầu tư hạ tầng, thiết bị và công nghệ, tự động hóa, chúng ta không thể đứng một mình, đứng ngoài cuộc chơi; Cần có tầm nhìn về sử dụng sản phẩm tiết kiệm, tái tạo để thay dần các sản phẩm sợi tổng hợp; DN xây dựng trên nền tảng bảo vệ quyền, lợi ích và sự ổn định của người lao động. Ông Giang nhấn mạnh, tài sản lớn nhất của DN không phải là nhà xưởng, thiết bị mà là lao động có tay nghề và ổn định. Cần thay đổi tư duy từ ngành dệt may có lao động giá rẻ, lương thấp sang tư duy là ngành dệt may phát triển bền vững, cạnh tranh về chất lượng, thời gian giao hàng, tính minh bạch, tiết kiệm, tiết giảm chi phí, cạnh tranh về công nghệ, năng suất lao động. Cần xây dựng chiến lược chuỗi cung ứng. Mỗi DN đều có thế mạnh riêng để kết nối, cần mở rộng giao lưu, gắn kết.

Ông Giang giao nhiệm vụ cho VP VITAS tổng hợp tất cả các ý kiến của diễn giả và xây dựng chương trình hành động chung cho VITAS và DN. Từ nay đến cuối tháng 6/2021, xây dựng những chương trình tham quan, khảo sát tại một số doanh nghiệp và gửi cho hội viên để các đơn vị đăng ký. Ông Giang cũng đề nghị với các doanh nghiệp phản ảnh tất cả những vướng mắc hiện tại của đơn vị về VITAS để VP tổng hợp và đề xuất với các cơ quan cấp trên liên quan giải quyết. Đồng thời, các chương trình hội chợ, hội thảo… trực tiếp hoặc gián tiếp do VITAS tổ chức, doanh nghiệp nên cử người tham gia để cập nhật thông tin cũng như giới thiệu về năng lực của đơn vị và kết nối mở rộng thị trường. Ông Giang mong rằng, các tổ chức phi chính phủ, nhãn hàng luôn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp để cùng nhau vượt qua đại dịch Covid 19 và góp phần xây dựng ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững.    

Một số hình ảnh tại sự kiện:

          

Bài: Nguyễn Bình
Ảnh: Quỳnh Anh

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.443
Khách
: 188
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0