Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Ngành dệt may Việt Nam – tiếp tục theo hướng phát triển bền vững

19/12/2021 09:08 SA
Ngày 17/12/2021, trong khuôn khổ hội nghị tổng kết năm 2021, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp cùng với các thành viên Nhóm Hợp tác công tư ngành Dệt may và Da giày tổ chức Hội thảo chuyên đề “Phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19” dưới 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh nhằm chia sẻ, cập nhật thông tin trong ngành, thị trường, các chính sách, quy định của nhà nước và sáng kiến thúc đẩy phát triển bền vững ngành dệt may – da giày.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe: TS. Đỗ Quỳnh Chi - Trung tâm nghiên cứu Quan hệ lao động chia sẻ kết quả, khuyến nghị của nghiên cứu, khảo sát ảnh hưởng đại dịch COVID-19 lần thứ 4 đến doanh nghiệp và NLĐ ngành dệt may và mức độ phục hồi; Bà Phan Thị Thu Hằng, Quản lý CT LABS của IDH nói về Thúc đẩy an toàn sản xuất – chương trình LABS (IDH); Bà Nguyễn Thị Hải Yến – Giám đốc CNV tại Việt Nam trao đổi về Hiện thực hóa về cam kết lao động ở cấp doanh nghiệp – Thực trạng và giải pháp; Ông Phạm Hoàng Hải - VCCI trình bày về Chỉ số CSI hỗ trợ DN thực hiện các Hiệp định thương mại tự do; Bà Kirsten Sommer - Đại diện GIZ chia sẻ về Vấn đề biến đổi khí hậu trong ngành thời trang; Bà Hoàng Thanh Nga – Quản lý CT dệt may của WWF về Chuyển đổi xanh ngành dệt nhuộm: các giải pháp nhân rộng và tăng tốc.

 

Các diễn giả trình bày tại buổi hội thảo

Các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá về thị trường ngành dệt may toàn cầu trong năm 2022 và xu hướng của người tiêu dùng trong nước và quốc tế, đồng thời cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần chú trọng đến đối thoại với người lao động, hỗ trợ khi khó khăn để nhanh chóng phục hồi lao động, tìm cách sống chung với dịch. Muốn giữ vững thị trường xuất khẩu và mở rộng sản xuất doanh nghiệp phải phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng hàng hóa, đảm bảo thời gian giao hàng. Các diễn giả đều khẳng định rằng, việc tiếp tục đẩy mạnh các chương trình phát triển bền vững là một yêu cầu tất yếu trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đã ký kết. Trong các FTA này đều có cam kết về bảo vệ môi trường, bảo vệ con người đồng hành cùng phát triển kinh tế. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội, để DN hướng đến đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm khi xuất khẩu, tăng uy tín và thương hiệu của DN, của ngành dệt may đối với thị trường trong nước cũng như quốc tế.

 

Đối thoại giữa đại diện quản lý Nhà nước -  Đại diện Hiệp hội, doanh nghiệp - Công đoàn về lao động, môi trường trong ngành dệt may

Theo các chuyên gia, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng chương trình cụ thể về phát triển bền vững, chủ động đề ra những bước đi phù hợp với điều kiện của đơn vị. Ngành dệt may đã có đề xuất với Bộ Công thương và Chính phủ để phê duyệt và ban hành Chiến lược phát triển ngành nhằm tự chủ hơn trong nguồn cung nguyên liệu, đặc biệt là phát triển sản xuất vải trong nước. Trong giai đoạn hiện tại, việc xây dựng nguồn nhân lực với tư duy phát triển bền vững là yêu cầu then chốt, là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định cho sự thành công của từng doanh nghiệp cũng như của ngành dệt may Việt Nam.

Bài: Nguyễn Bình

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.395
Khách
: 139
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0