Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 01/05/2025

Đăng ký nhận tin

Bàn tròn “Vietnam circular textile leadership opportunity” – định hướng dệt may tuần hoàn tại Việt Nam

02/04/2025 03:00 CH
Hội thảo bàn tròn Vietnam Circular Textile Leadership Opportunity đã diễn ra vào ngày 28/03/2025 tại TP. Hồ Chí Minh, do Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp với GIZ, Syre và Samsara tổ chức. Sự kiện quy tụ đại diện từ các nhãn hàng, nhà máy dệt may, da giày, đơn vị xử lý rác (nguyên liệu thứ cấp) và tổ chức tư vấn, nhằm thảo luận về định hướng phát triển dệt may tuần hoàn tại Việt Nam.

Hội thảo tập trung vào ba trọng tâm từ sách trắng của VITAS công bố tháng 12/2024: thiết lập chương trình thí điểm nhập khẩu nguyên liệu thứ cấp, xây dựng hệ thống giám sát quản lý nguồn nguyên liệu thứ cấp, và ban hành quy định thúc đẩy dệt may tuần hoàn. Các chủ đề này được xem là thảo luận cấp cơ sở, tạo nền tảng cho các chương trình chuyên sâu, nhằm thúc đẩy công nghệ tái chế tiên tiến trên cơ sở đảm bảo vấn đề bảo vệ môi trường.

Các đại biểu thảo luận về thực trạng 50%-70% nguyên liệu thứ cấp từ các nhà máy dệt may và da giày đang luân chuyển qua chuỗi nhà thu gom nhỏ, gây hạn chế hiệu quả tái chế do khó kiểm soát chất lượng và nguồn gốc vật liệu. Việc hợp tác hành động và vai trò dẫn dắt của các nhãn hàng trong việc nâng cấp khu vực nhà thầu chất thải được xem là cấp thiết. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, đại diện VITAS, nhấn mạnh cần ưu tiên khai thác nguồn vật liệu trong nước, đặc biệt là tăng tỷ lệ tái chế phế liệu từ các nhà máy dệt may và da giày, đồng thời chú trọng phát huy tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực sợi sinh học như sợi dứa và sợi chuối.


 
Bà Mai gợi ý thành lập Tổ công tác Dệt may Tuần hoàn để thúc đẩy hợp tác chính sách và phát triển nội lực, hướng tới tái chế khép kín, phát triển vải sinh học. Điều này dự kiến sẽ tăng giá trị gia tăng và nâng cao tính công nghệ cho ngành dệt may Việt Nam. Hội thảo bàn tròn này đánh dấu bước đầu của chung tay hành động và vai trò chủ chốt của VITAS trong việc định hình dệt may tuần hoàn tại Việt nam. Điều này hết sức có ý nghĩa với năng lực cạnh tranh của dệt may Việt nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong xu thế tất yếu phát triển bền vững.


Tin khác :
Số bài/trang
Trang « 1 ... 47 48 49
Chọn ngày
Số bài/trang
Trang « 1 ... 47 48 49
Bản quyền © 2025 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
Email : info@vietnamtextile.org.vn
VPĐD phía Nam : Lầu 8, 36 Phan Đăng Lưu, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.681.956
Khách
: 412
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0