Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành dệt may nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro liên quan đến quyền trẻ em trong toàn bộ chuỗi cung ứng, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã xây dựng
Cẩm nang Lồng ghép Quyền Trẻ em vào Các Thực hành Kinh doanh có Trách nhiệm trong Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam.
Ngành dệt may Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu đạt 39,55 tỷ USD năm 2023 và tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần đảm bảo trách nhiệm xã hội, đặc biệt trong việc tôn trọng quyền trẻ em.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành dệt may nhận diện, đánh giá và kiểm soát rủi ro liên quan đến quyền trẻ em trong toàn bộ chuỗi cung ứng, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã xây dựng Cẩm nang Lồng ghép Quyền Trẻ em vào Các Thực hành Kinh doanh có Trách nhiệm trong Doanh nghiệp Dệt May Việt Nam.
Cẩm nang cung cấp hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp:
✅ Tuân thủ pháp luật quốc gia và các tiêu chuẩn quốc tế.
✅ Nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng uy tín và giá trị thương hiệu.
✅ Cải thiện quản trị rủi ro và thúc đẩy tư duy phát triển bền vững.
✅ Đảm bảo quyền lợi cho người lao động và con em của họ.
✅ Xây dựng mối quan hệ kinh doanh bền vững trong chuỗi cung ứng.
Với những nguyên tắc và tiêu chí cụ thể, tài liệu này không chỉ giúp doanh nghiệp dệt may thực hiện trách nhiệm xã hội mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của thị trường toàn cầu.
📌 Tải về cẩm nang TẠI ĐÂY