Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Hai, 06/05/2024

Đăng ký nhận tin

Chương trình tập huấn "Nhận diện và đánh giá rủi ro về Lao động cưỡng bức tại nơi làm việc"

26/04/2024 01:47 CH
Trong hai ngày 23/4 và 24/4 vừa qua, VITAS đã phối hợp cùng Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) tổ chức chương trình tập huấn Thực hiện nghĩa vụ thẩm định kinh doanh có trách nhiệm, Chuyên đề 1: Nhận diện và đánh giá rủi ro về Lao động cưỡng bức tại nơi làm việc.
Trong hai ngày 23/4 và 24/4 vừa qua, VITAS đã phối hợp cùng Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) tổ chức chương trình tập huấn Thực hiện nghĩa vụ thẩm định kinh doanh có trách nhiệm, Chuyên đề 1: Nhận diện và đánh giá rủi ro về Lao động cưỡng bức tại nơi làm việc. Buổi tập huấn thu hút sự tham gia của đông đảo đại diện các doanh nghiệp dệt may cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.


Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch VITAS cho rằng để đáp ứng điều kiện hội nhập kinh tế - quốc tế, các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng, quan tâm và phải hành động phòng, chống LĐCB trong quá trình sản xuất - kinh doanh, cũng như trong chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Chia sẻ trước chương trình, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch VITAS cho biết: "Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế của các nước trên thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - liên minh châu Âu (EVFTA) thì việc đáp ứng các tiêu chuẩn và cam kết quốc tế về lao động, đặc biệt là về trách nhiệm phòng chống lao động cưỡng bức (LĐCB) ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng và thực hiện mạnh mẽ hơn. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và lâu dài thì bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất - kinh doanh cần phải thực hiện những trách nhiệm xã hội liên quan. Một trong những trách nhiệm xã hội đó là phòng chống LĐCB, thực hiện tốt trách nhiệm phòng chống LĐCB thể hiện việc tuân thủ chuẩn mực lao động quốc tế của doanh nghiệp, từ đó nâng cao uy tín, vị thế của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, vi phạm liên quan đến LĐCB đều bị trừng phạt và doanh nghiệp liên quan có thể bị truy tố. Do đó, để đáp ứng điều kiện hội nhập kinh tế - quốc tế, các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng, quan tâm và phải hành động phòng, chống LĐCB trong quá trình sản xuất - kinh doanh, cũng như trong chuỗi cung ứng toàn cầu."


Bà Đinh Hà An - Phó Giám đốc CDI cho rằng các doanh nghiệp cần nhận diện và đánh giá rủi ro về Lao động cưỡng bức tại nơi làm việc để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cấp toàn cầu.

Theo bà Đinh Hà An - Phó Giám đốc CDI, cưỡng bức lao động không khuyến khích được tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Người lao động phải làm việc khi bị ép buộc nên họ thụ động, tâm lý bị đè nén, khó phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong công việc. Chính vì thế, duy trì tình trạng cưỡng bức lao động làm giảm năng suất lao động, không có lợi cho sự phát triển chung của xã hội. Hiện nay, ở nhiều nơi, nhất là ở các thị trường phát triển như Châu Âu, Bắc Mỹ..., các nhà nhập khẩu đều không chấp nhận những sản phẩm do lao động cưỡng bức làm ra. Người dân ở các quốc gia phát triển cũng có thói quen tẩy chay các loại hàng hóa có liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức.


 Ông Lukas Quang Trần – Chuyên gia về tuân thủ TNXH và các tiêu chuẩn bền vững mang tới chương trình tập huấn những thông tin, bài học và tình huống rất thiết thực.

Trước tầm quan trọng của việc nhận diện và đánh rủi ro về Lao động cưỡng bức tại nơi làm việc, chuyên gia của chương trình tập huấn là ông Lukas Quang Trần – Chuyên gia về tuân thủ TNXH và các tiêu chuẩn bền vững đã có những chia sẻ hết sức thiết thực cùng những ví dụ, bài tập tình huống trực quan dành cho các học viên tham dự chương trình đào tạo.

Một số hình ảnh từ chương trình tập huấn:




Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.130.282
Khách
: 575
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0