Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 09/05/2024

Đăng ký nhận tin

Dệt may Việt Nam trước thách thức TPP

20/05/2016 04:04 CH

Cùng với các ngành kinh tế khác, ngành Dệt may hứa hẹn sẽ có bước chuyển mình trước Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thực tế, khi cơ hội càng đến gần thì các doanh nghiệp (DN) dệt may Việt Nam càng phải đối mặt với nhiều nỗi lo.

 

Ngành Dệt may Việt Nam đối diện với nhiều thách thức trước thềm TPP. Ảnh: TQ

Theo dự báo, TPP có thể giúp ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu (XK) lên đến 165 tỷ USD vào năm 2025. Không chỉ thế, Việt Nam là 1 trong 9 nước XK may mặc lớn, phấn đấu trở thành nước thứ 2 về XK dệt may. Hiện có khoảng 2,5 triệu lao động trong ngành này, khi TPP có hiệu lực, dự kiến đạt 5 triệu lao động.

Theo nhận định của các chuyên gia, khi Việt Nam gia nhập TPP, dệt may sẽ nằm trong top đầu các ngành được hưởng lợi nhiều nhất vì 60% kim ngạch XK của dệt may được xuất vào các nước thành viên TPP. Thuế suất XK hàng may mặc cũng được đưa về 0% khi vào Mỹ - thị trường lớn nhất của Việt Nam trong các nước tham gia TPP.

Tuy nhiên, DN dệt may phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trước ngưỡng cửa hội nhập TPP. Khó khăn lớn nhất hiện nay là phần nguyên phụ liệu. Hiện, nguyên liệu bông trong nước chỉ cung cấp được từ 1 - 3% cho sản xuất sợi. Còn nguyên liệu vải chỉ cung cấp được từ 20 - 25% cho ngành may nội địa và XK. Có đến 70% nguyên phụ liệu của ngành là hàng nhập khẩu, trong đó đa phần nhập khẩu từ những nước chưa ký kết TPP như Trung Quốc. Đây sẽ là rào cản khiến ngành Dệt may gặp nhiều khó khăn, bởi theo quy định về nguồn gốc xuất xứ của TPP, muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi, phải được sản xuất tại các nước tham gia TPP.

Theo quy định của TPP, hầu như chẳng có sản phẩm dệt may nào từ Việt Nam được miễn thuế khi XK sang Hoa Kỳ, bởi ngành Dệt may Việt Nam chủ yếu làm gia công: Vải nhập từ Trung Quốc, sợi chỉ từ Hàn Quốc, các phụ kiện chủ yếu từ một số nước Đông Nam Á...

“Để việc gia nhập TPP mang lại lợi ích cho DN dệt may, Việt Nam cần có quy hoạch vùng nguyên liệu, đầu tư vào công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, hơn 10 năm kể từ khi Chính phủ có chủ trương đầu tư vào vùng nguyên liệu cho ngành Dệt may, mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ. Trong khi đó, các tỉnh trong cả nước hiện nay không chịu tiếp nhận đầu tư vào dệt nhuộm vì ngại ô nhiễm môi trường”, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam cho biết.

Một khó khăn nữa là đội ngũ thiết kế ngành Dệt may Việt Nam còn mỏng và thiếu. Theo bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, để chuẩn bị cho việc tham gia hiệp định TPP, các DN Việt Nam phải chuẩn bị cho mình nguồn lực mạnh, từ chất lượng sản phẩm cạnh tranh, đến đội ngũ nhân viên thiết kế, quản trị… phải chuyên nghiệp.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, ngành Dệt may Việt Nam dễ rơi vào bẫy năng suất lao động thấp và kẹt ở đó, nếu không có những chiến lược, chính sách đúng đắn. Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, DN cần đầu tư thêm công nghệ thì mới nâng cao được năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Hiện nhiều DN vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu, dẫn đến năng suất lao động thấp, chi phí cao.

Nguồn: Trần Quý/Thanh Tra

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.135.282
Khách
: 646
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0