Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 25/04/2024

Đăng ký nhận tin

Hiệp hội Dệt May Việt Nam - Chi hội Dệt May Trung Bộ

24/07/2017 02:10 CH
Thông báo - Nội dung Hội nghị các DN thuộc Chi hội Dệt May Trung bộ.
Ngày 15 tháng 07 năm 2017 chi hội Dệt May Trung bộ đã tổ chức Hội nghị với giám đốc các doanh nghiệp Dệt May dưới sự chủ trì của Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Ông Trần Văn Phổ - Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam kiêm chủ tịch Chi hội Dệt May Trung Bộ.
Sau khi nghe báo cáo tình hình sản xuất xuất nhập khẩu ngành Dệt May 06 tháng đầu năm 2017, dự báo thị trường Dệt May thế giới 06 tháng cuối năm 2017. Công ty CP dệt May 29/3 và Công ty CP Dệt May Thiên An Phát; Báo cáo kinh nghiệm chuyển giao thế hệ - phát triển và đạt hiệu quả cao của Công ty CP Sợi Phú Bài; Báo cáo kinh nghiệm vực dậy một doanh nghiệp khó khăn của Tổng công ty CP Dệt May Hòa Thọ. Hội nghị được nghe ý kiến phát biểu chỉ đạo của Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Sau đó các thành viên dự họp đã lần lượt phát biểu ý kiến và đã thống nhất một số nội dung sau:
I. Mục tiêu và giải pháp:
1. Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược dài hạn trong hội nhập, bao gồm: nguồn nhân lực, quy mô và trình độ công nghệ.
2. Xây dựng mô hình sản xuất đáp ứng yêu cầu giao hàng nhanh, sản phẩm đơ chiếc.
3. Tích cực tham gia chuỗi sản xuất của ngành Dệt May tại Miền Trung. Cùng sử dụng sản phẩmcủa nhau nếu có điều kiện; Chẳng hạn các Doanh nghiệp dệt có thể mua sợi của doanh nghiệp sản xuất sợi, các doanh nghiệp may có thể mua vải, phụ liệu của doanh nghiệp sản xuất vải, phụ liệu...
4. Đẩy mạnh việc đầu tư chiều sâu nhằm không nhừng nâng cao năng suất, giữ vững chất lượng để bảo đảm ổn định lao động.

5. Xây dựng mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau giữa các doanh nghiệp dệt may Miền Trung:
- Xây dựng mối quan hệ thông tin về giá cả CMPT, về khách hàng để cùng nhau chống ép giá, ép cấp.
- Thường xuyên thông tin trao đổi với nhau về công tác cải tiến sản xuất tại doanh nghiệp, các tiến bộ kỹ thuật trong ngành may, các kinh nghiệm tiên tiến trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh, các khó khăn của đơn vị cần được chia sẻ. Trường hợp Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ về kỹ thuật, các Doanh nghiệp còn lại sẵn sàng giúp đỡ để cùng tiến bộ và phát triển.
- Trong trường hợp gặp khó khăn về đơn hàng sản xuất, Doanh nghiệp cần thông báo và các Doanh nghiệp còn lại có trách nhiệm chia sẻ đơn hàng nhằm tạo đủ việc làm cho người lao động.
- Thường xuyên tổ chức tham quan học tập những đơn vị có năng suất và chất lượng sản phẩm tốt. Tăng cường hơn nữa công tác quản trị nhân sự, quản trị ruit ro nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí và đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
- Thông tin cho nhau về giá cả, chất lượng và nhà cung cấp các loại thiết bị, phụ tùng và các loại vật tư cần thiết trong sản xuất nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp. Hỗ trợ lẫn nhau trong việc mượn các máy chuyên dùng nhằm hoàn thành các đơn hàng cho khách.
- Thường xuyên thông tin cho nhau về việc trả lương, thưởng cho CBCNV của đơn vị nhằm tạo mặt bằng chung theo từng địa phương.
6. Tích cực tham gia các Hội chợ:
- Hội chợ Magic Show 2017 kết hợp tham gia khảo sát, xúc tiến thương mại tại thị trường Hoa Kỳ: Thời gian: Từ 11 - 21/08/2017 tại Las Vegas và một số thành phố lớn khác tịa Hoa Kỳ.
- Hội chợ Apparel Sourcing 2017 tại Pháp từ ngày 18 -21/09/2017.
- Hội chợ Titas tại Đài Loan từ ngày 16 -18/10/2017.
- Hội chợ Intertextile Shanghai từ 11 -13/10/2017.
- Hội chợ thời trang VIFF 2017 từ 22 - 26/12/2017 tại Hà Nội.
7. Tham gia họp tổng kết Hiệp hội vào ngày 22/12/2017 tại Hà Nội.
8. Tiếp tục phát triển các Hội viên mới của Hiệp hội Dệt May Việt Nam tại khu vực miền Trung. Đóng góp hội phí đầy đủ và đúng thời hạn cho Hiệp hội Dệt May Việt Nam.
II. Kiến nghị:
1. Đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông sớm tham mưu cho Chính phủ sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ - CP quy định điều kiện cấp phép nhập khẩu máy in để in trên sản phẩm dệt may xuất khẩu là " chủ DN phải có bằng cấp từ cao đẳng trở lên về ngành in hoặc được Bộ Thông Tin và truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý in". Đến nay Bộ TTTT đã tổ chức họp lấy ý kiến, đề nghị đẩy nhanh quá trình ra văn bản sửa đổi.
2.Đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương bỏ quy định tăng thuế nhập khẩu từ 0% lên 2 % đối với xơ polyester ( mã HS: 5503.20.00), do các DN vẫn phải nhập khẩu là chủ yếu và sản xuất trong nước do nhiều nguyên nhân đến nay chưa đáp ứng được, thậm chí có DN ( N/M xơ sợi Đình Vũ, đơn vị đã đề nghị nâng mức thuế để bảo vệ sản xuất trong nước) đã ngừng hoạt động.
3.Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu để các DN sử dụng vải trong nước sản xuất hàng xuất khẩu không phải nộp thuế GTGT ( VAT) để khuyến khích sử dụng vải sản xuất trong nước nhằm bình đẳng với vải nhập khẩu để gia công xuất khẩu, vì theo luật thuế nhập khẩu có hiệu lực từ 01/09/2016 thì NPL nhập khẩu để gia công xuất khẩu sẽ được miễn thuế thay vì hoàn thuế như trước đây.
4. Nhà nước có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nguồn lực, đặc biệt trong lãnh vực công nghệ thông tin, an ninh mạng, các khâu sản xuất thượng nguồn cảu dệt may như dệt, nhuộm hoàn tất để đáp ứng nhu cầu của ngành và thích ứng với cuộc cách mạng 4.0.
5. Nhà nước nghiên cứu tạm ngừng tăng lương tối thiểu vùng năm 2017, xem xét điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm về mức hợp lý để doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng sản xuất giải quyết việc làm cho các vùng nông thôn, miền núi. Hiện nay Nhà nước đã giảm tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp vè 0.5% so với 1% trước đây và đang xem xét giảm 0.5% thay vì 1% vào quỹ bảo hiểm thất nghieempj cho Doanh nghiệp và người lao động, song lỷ lệ đóng BHXH còn quá cao so với các nước trong khu vực.
6.Cho phép Doanh nghiệp chỉ nộp 10% tổng kinh phí công đoàn cho Công đoàn cấp trên.
7. Khuyến khích các Doanh nghiệp FDI nên đầu tư vào ngành dệt, nhuộm hoàn tất, không đầu tư vào ngành may.
8.Nên xem xét lại Thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty TNHH Tuấn Đạt, Xí nghiệp May Kim Anh tại khu Công nghiệp Trường Xuân, Tam Kỳ, Quảng Nam là 20%, trong khi đó Thuế thu nhập doanh nghiệp của các Doanh nghiệp tại khu công nghiệp Tam Thăng, Tam Kỳ, Quảng Nam là 10%.
9. Kính đề nghị Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Tập đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức nhiều khóa đào tạo tại Đà Nẵng nhằm nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật - quản lý của ác Doanh nghiệp Dệt May miền Trung.
Trên đây là một số kiến nghị Chi hội Dệt May Trung Bộ báo cáo lên Hiệp hội Dệt May Việt Nam để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương.
Trân trọng kính chào.
Tải file thông báo.



» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.117.072
Khách
: 891
 
Hiệp hội Dệt May Việt Nam - Chi hội Dệt May Trung Bộ Rating: 5 out of 10 50063.
Core Version: 1.8.0.0