Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Họp định kỳ các thành viên nhóm hợp tác công tư Cập nhật tác động Covid-19 đến doanh nghiệp dệt may, da giày và đễ xuất hỗ trợ

30/06/2021 01:49 CH
Ngày 25/06/2021, các thành viên Nhóm Hợp tác công tư (PPP) cùng với Bộ Công thương, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững (IDH), VITAS và LEFASO, đã tham dự cuộc Họp định kỳ - cập nhật tác động của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đến ngành dệt may da giày và đề xuất những hoạt động hỗ trợ.  Cuộc họp chính thức sẽ diễn ra vào ngày 07/07/2021 sắp tới.













Trong buổi họp ngày 25/6, ngoài sự tham dự đầy đủ của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam còn có đại diện của các doanh nghiệp dệt may. Đại diện Tổng công ty May Bắc Giang LGG và Công ty TNHH Saitex International đã chia sẻ về những khó khăn và thách thức mà doanh nghiệp mình gặp phải trong thời kỳ Covid.

Theo chia sẻ của bà Hoàng Ngọc Ánh – Tổng Thư ký VITAS, ngành dệt may Việt Nam những tháng đầu năm 2021 vẫn chịu sự tác động theo xu thế chung của toàn cầu như sự bất ổn định về đơn hàng do dịch bệnh, giá giảm tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, sản xuất dệt may đang phục hồi tích cực. Kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng liên tục do doanh nghiệp có nhiều đơn hàng. Dự báo xuất khẩu sẽ khả quan và 2021 nhiều khả năng sẽ hoàn thành mục tiêu 39 tỷ USD. Khó khăn lớn nhất với các DN lúc này chính là thiếu lao động chất lượng cao, đồng thời là áp lực về phòng chống dịch tại địa phương và nhà máy do nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của Covid-19, VITAS đã có những công văn kiến nghị với Chính phủ và Bộ Y tế về việc hỗ trợ DN được mua/ tiêm vaccine Covid-19, ưu tiên cho các DN đông công nhân tại các khu công nghiệp và các khu vực trung tâm vùng dịch. Tạo điều kiện vận động các kênh đối tác, các nhãn hàng cùng phối hợp hành động để mang nguồn vaccine về cho DN.

Tại LGG, theo trao đổi của ông Lưu Tiến Chung – Tổng Giám đốc, các công nhân trước khi vào làm đều phải được test chậm 2 lần bằng PCR. Với những công nhân sinh sống tròng vùng dịch,  vùng bị cách ly xã hội không thể đến nhà máy, LGG vẫn trả lương và duy trì các chi phí cố định khác. Điều này khiến các chi phí tăng cao. Do chỉ có 500/ 5000 công nhân đi làm nên LGG bị áp lực về giao hàng và gặp ít khó khăn khi đến kỳ review về các chính sách, đánh giá CSR. Mặc dù luôn đi tiên phong trong thực thi các chính sách nhưng LGG vẫn gặp rủi ro, chi phí tăng lên do phải tham gia liên tục. Các nhãn hàng gần đây đã đưa các tiêu chuẩn về an toàn nhà máy LABs vào các doanh nghiệp . Một số nhà máy đã tham gia chương trình nhiều năm, LGG mặc dù có nhiều nhà máy hiện đại tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu này. Với những DN lâu năm hơn thì chắc chắn không thể đáp ứng nổi yêu cầu này. Do đó LGG kiến nghị cần phải có những chính sách chống chồng chéo để DN không gặp khó khăn trong việc audit, kiểm toán nhà máy.

Trong việc quản lý nhà máy trong thời kỳ Covid, Bắc Giang luôn cập nhật theo những điều kiện mới, điều kiện ăn ở và khu trọ của công nhân quanh nhà máy được chú trọng nhiều hơn. Quan tâm và đẩy mạnh nhiều hơn hoạt động công tác truyền thông tới người công nhân và thực hiện các chính sách phát triển con người và phòng chống Covid cho công nhân.

Theo trao đổi của chị Nguyễn Ngọc Kim Oanh – Trưởng phòng Tuân thủ, an toàn, khó khăn hiện tại của Saitex đang là vấn đề về Covid và truy xuất hàng hóa. Đồng Nai sát TPHCM nên cũng là điểm nóng của Covid. DN chủ động cao trong việc khai báo nhưng hiện tại CDC Đồng Nai và các bệnh viện đều bị quá tải. Saitex đã thực hiện tầm soát cho công nhân, với chi phí mỗi tuần lên tới 60-70 triệu, khá tốn kém và lo lắng không biết bao giờ DN mới được tiêm vaccine.

Về vấn đề truy xuất, Saitex tuy đã làm nhiều nhưng hiện tại vẫn gặp khá nhiều khó khăn do doanh nghiệp Việt Nam nhập về đã thay đổi tên và không cho doanh nghiệp biết nguồn gốc.

Bà Phan Thị Thanh Xuân – Tổng Thư ký LEFASO cho biết: Da giày và Dệt may có nhiều điểm tương đồng, những khó khăn mà dệt may đang gặp phải cũng chính là những khó khăn mà ngành da giày và túi xách Việt Nam đang phải đối mặt. Hiện tại, doanh nghiệp không thiếu đơn hàng, nhưng giá gia công bị ép giảm trong khi chi phí đầu vào bị tăng nhiều nên các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Với tình hình Covid diến biến phức tạp như hiện nay thì vaccine là giải pháp duy nhất cứu nguy cho DN. Các DN đang mong đợi nhất chính là thời điểm vaccine về tới Việt Nam.

Bà Xuân cung mong muốn chính phủ có những chính sách thiết thực để DN tháo gỡ được khó khăn trong giai đoạn này và về sau.

    Đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam gồm có IDH, CNV, Fairwear ghi nhận những khó khăn và các thách thức mà DN đang phải đối mặt và sẽ trao đổi với các nhãn hàng để có những biện pháp tháo gỡ bớt khó khăn cho DN dệt may và da giày trong thời gian tới.

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.140
Khách
: 1.123
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0