Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Bảy, 27/07/2024

Đăng ký nhận tin

Kỳ Vọng Phục Hồi Của Ngành Dệt May Việt Nam

10/06/2024 10:07 SA
Trong khuôn khổ Diễn đàn xuất khẩu 2024 với Chủ đề “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” do Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ - Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC)  tổ chức ngày 06/06/2024 vừa qua tại Trung tâm Triển lãm TpHCM - SECC, ông Trần Như Tùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam ( VITAS) được mời tham dự phát biểu tại Hội thảo quốc tế “Thúc đẩy đà phục hồi xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm - Cơ hội đưa hàng thời trang, nội thất và gia dụng Việt Nam vào hệ thống phân phối quốc tế” đã chia sẻ về Kỳ vọng Phục hồi của ngành Dệt May Việt Nam

 

 

Ông Tùng nhận định rằng ngành Dệt May của Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu, đặc biệt là về chất lượng sản phẩm, trình độ kỹ thuật, khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe về lao động, môi trường, nhất là các ưu đãi thuế quan thông qua các hiệp định FTAs mà Việt Nam đã ký. Tuy nhiên việc xuất khẩu của ngành Dệt May của Việt Nam đang phải đối diện với những khó khăn thách thức như: Thứ nhất là việc hạn chế về tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực khiến việc cạnh tranh với các nhà sản xuất dệt may từ Trung Quốc còn nhiều khó khăn. Thứ hai là sự phụ thuộc bị động vào chuỗi cung ứng nguyên liệu và thị trường xuất khẩu thế giới đang thay đổi nhanh chóng đòi hỏi các doanh nghiệp của ngành phải thích ứng liên tục để không bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh khác. Thứ ba là việc đáp ứng tiêu chuẩn xanh hoá, đặc biệt là tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu (EU), trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Dệt May của Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo ra một môi trường sản xuất và cung ứng xanh hơn, tuân thủ tiêu chuẩn về bền vững đối với các sản phẩm công nghiệp.

 

 

Trước những khó khăn thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp Dệt May của Việt Nam cần phải định hình lại quy trình sản xuất và đầu tư vào công nghệ xanh để tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu lượng chất thải. Đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường, gia tặng giá trị sản phẩm thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Ngoài ra, việc xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững cũng đóng vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với các nhà cung ứng để đảm bảo rằng nguyên liệu và sản phẩm được sản xuất và vận chuyển một cách bền vững và hiệu quả. Bên cạnh đó các doanh Dệt May của Việt Nam cần chủ động đầu tư, áp dụng chuyển đổi số và sáng tạo công nghệ vào sản xuất và quản lý. Từ đó tạo ra các cơ hội tiếp cận các thị trường quốc tế. Song song đó, với những đặc điểm của thị trường trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp Dệt May của Việt Nam cần xây dựng một số phương án để ứng phó, linh hoạt trong sản xuất và điều hành, bám sát thị trường, đối tác để có những dự báo, xây dựng phương án cho sản xuất, duy trì hoạt động của doanh nghiệp, linh hoạt trong chuyển đổi mặt hàng theo nhu cầu của thị trường, nhất là các thị trường mới tiềm năng

Ông Tùng hi vọng rằng hội thảo hôm nay cùng chuỗi sự kiện của Diễn đàn xuất khẩu 2024 sẽ mang đến cho tất cả các doanh nghiệp những thông tin hữu ích và góp phần hỗ trợ doanh nghiệp định hướng thị trường, phát triển sản phẩm nhằm thích nghi với tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động như hiện nay. Trong thời gian tới Hiệp hội Dệt May Việt Nam ( VITAS) sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu và kết nối giao thương, hội chợ triển lãm chuyên ngành trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp.

 

 

Diễn đàn xuất khẩu 2024  gồm chuỗi các sự kiện hội nghị, hội thảo, tọa đàm xuyên suốt 3 ngày từ ngày 06-08/06/2024, kết hợp với hoạt động trưng bày hàng hóa, kết nối giao thương sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho các đơn vị tham dự. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia có cơ hội tiếp cận với hơn 100 kênh thu mua quốc tế chuyên nghiệp. Gặp gỡ, kết nối với các doanh nghiệp thu mua hàng lớn trong và ngoài nước qua hình thức trực tiếp và trực tuyến. Cơ hội tham gia các Hội nghị, hội thảo chuyên đề để: tìm hiểu thông tin về nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng các nước; nắm bắt được yêu cầu, quy định của các Tập đoàn phân phối nước ngoài, từ đó xây dựng chiến lược phát triển thị trường hiệu quả. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Cơ hội kết nối với các nhà đầu tư nước ngoài.

 

Bài và Ảnh – Minh Khoa
» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.212.208
Khách
: 447
 
Kỳ Vọng Phục Hồi Của Ngành Dệt May Việt Nam Rating: 5 out of 10 7621.
Core Version: 1.8.0.0