Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Sợi nhân tạo: Cơ hội đầu tư lớn cho các doanh nghiệp dệt may Bangladesh

24/02/2020 09:02 SA

Sợi nhân tạo (MMF) được coi là tương lai của lĩnh vực may mặc Bangladesh bởi nhu cầu cho sản phẩm này đang tăng lên mạnh mẽ trên toàn thế giới khi càng ngày người tiêu dùng thông thái càng cố gắng làm cho thế giới xanh hơn bằng cách giảm tiêu thụ các mặt hàng gây hại cho tự nhiên.

HÌnh 1: Sợi nhân tạo – tương lai của ngành công nghiệp dệt may Bangladesh do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trên toàn thế giới.

Tạo một thế giới xanh hơn

Một thế giới xanh và bền vững là mục tiêu của nhân loại. Điều đó không có nghĩa là chỉ tập trung xây dựng các công trình nhà máy xanh để tiết kiệm chi phí chiếu sáng, năng lượng và giảm tiêu thụ nước.

Ở quy mô rộng hơn, phát triển xanh đồng nghĩa với biến chất thải, đặc biệt là các sản phẩm từ nhựa thành các chế phẩm khác bằng việc tái chế vì môi trường thế giới, đặc biệt là môi trường đại dương và nguồn thủy sản đang bị đe dọa do tình trạng bán phá giá các sản phẩm từ nhựa.Hệ sinh thái tự nhiên đang bị đe dọa bởi các sản phẩm từ nhựa vì phải mất vài trăm năm để phân hủy. Vì vậy, việc tái chế rác thải thành các chế phẩm khác cũng chính là hành động góp phần khiến thế giới xanh hơn. Giảm tiêu thụ các sản phẩm gây hại cho tự nhiên cũng là một phần chính của chiến dịch này.Bangladesh sẽ phải giành thêm thị phần trong ngành may mặc toàn cầu vì sự bền vững của ngành dệt may trong nước. Các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước cũng sẽ phải sử dụng sợi nhân tạo, mặc dù tốc độ hiện nay vẫn còn chậm.

Đầu tư thực chất

Qui mô sản phẩm của Bangladesh còn nhỏ so với Trung Quốc hay Việt Nam vì nước này vẫn chỉ giới hạn ở các sản phẩm từ sợi bông. Vì vậy, Bangladesh có cơ hội đa dạng hóa sản phẩm bằng việc sử dụng sợi nhân tạo – nguyên liệu chưa được khám phá ở Bangladesh.Ông Matin Chowdhury – Giám đốc điều hành công ty Malek Spin Mill, một công ty hàng đầu về sợi dệt cho biết việc thiết lập nhà máy sợi nhân tạo MMF là rất tốn kém.

Ông Matin Chowdhury cũng cho biết thêm “Tôi đã cố gắng thành lập một nhà máy sợi nhân tạo từ 10 năm trước khi đó chi phí dự án ước tính khoảng 100 triệu đô la và bây giờ phải mất từ ​​400 triệu đến 500 triệu đô la. Vì vậy, rất ít nhà đầu tư quan tâm đến xu hướng sản xuất tốn kém này”.

Tuy nhiên, ông cũng đồng ý rằng nhu cầu đối với các mặt hàng may mặc sử dụng sợi nhân tạo đang gia tăng trên toàn thế giới và các nhà máy dệt sợi Bangladesh cũng sẽ phải thành lập các nhà máy hoạt động theo hướng này. “Nếu không, ngành dệt may chủ chốt trị giá 8 tỷ đô la của đất nước sẽ sớm gặp rắc rối lớn”, ông cho biết thêmSyed M. Tanvir, Giám đốc Pacific Jeans Ltd cho biết “Giống như sợi bông, sợi nhân tạo không dao động theo giá xăng dầu. Vì chúng tôi không sản xuất bông nhưng chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào bông, thay vì thế, chúng tôi có thể mở rộng thị trường bằng cách bắt đầu sản xuất sợi nhân tạo. Nói đến công nghệ sản xuất mặt hàng này thì đây không phải là vấn đề vì công nghệ là một sản phẩm thương mại. Vì vậy, nếu chúng tôi có thể cho ra sản phẩm, công nghệ và nguyên liệu phù hợp, thì đó không phải là vấn đề.“Chúng ta phải nhận ra vấn đề rằng chúng ta đang gặp trở ngại với nguồn bông. Vì vậy, tại sao không chuyển sang nhân tạo sợi? Về vấn đề này, tôi nghĩ rằng các nhà máy dệt Bangladesh thiếu kinh nghiệm đang mơ hồ khi tiếp cận với việc sản xuất sợi nhân tạo. Cần có ai đó tiên phong để những người khác sẽ làm theo”, ông M. M.virvir nhấn mạnh

Tín hiệu tốt là một số công ty hàng đầu đã đi theo hướng này như DBL Group, Habitus Fashion Ltd, Fakir Apparels Ltd, Debonair Group, v.v.

Tập đoàn Debonair chuẩn bị thành lập một cơ sở tái chế để tái chế rác thải nhựa thành sợi và sợi này sẽ được dùng để sản xuất áo khoác, chăn đệm đáp ứng với nhu cầu toàn cầu về sợi nhân tạo và nhận thức ngày càng tăng về môi trường.

Mohammed Ayub Khan, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Debonair cho biết, cơ sở mới sẽ được thành lập trên 45 lô đất ở Bhaluka với chi phí là 240 triệu Tk và việc sản xuất sẽ bắt đầu từ tháng 10 năm nay.

Công ty sẽ không còn phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu với tổng giá trị nhập khẩu khoảng 55 triệu đô la hàng năm và chủ yếu từ Trung Quốc.

“Chúng tôi sẽ thu gom chai nhựa trên khắp đất nước rồi cắt vụn và kéo sợi tiếp đó là dệt thành vải và cuối cùng là sản xuất đệm và chăn”.Tập đoàn Debonair hiện đang xuất khẩu áo khoác và đệm với doanh thu 140 triệu đô la một năm. Theo một báo cáo được mới công bố trên tờ Daily Star, khách hàng chính của công ty là H & M, Colombia, VF Corporation, Benetton Group.

Hinh 2: Tập đoàn Debonair hiện đang xuất khẩu áo khoác và đệm với doanh thu 140 triệu đô la một năm

Nhập khẩu sợi nhân tạo đang ngày càng gia tăng

Với sự gia tăng của thị trường thời trang thông minh cao cấp trên toàn thế giới, nhu cầu về sợi nhân tạo cũng ngày càng tăng. Do thay đổi trong lối sống, người tiêu dùng đang tìm kiếm các sản phẩm dễ sử dụng. Do đó, việc nhập khẩu các loại xơ nhân tạo như xơ polyester, viscose và Tencel đang gia tăng ở Bangladesh.

Nhập khẩu Tencel, một loại sợi làm từ thân cây và lá ở mức 5.034 tấn năm 2016 và năm ngoái là 6.199 tấn. Ông Monsoor Ahmed, thư ký của BTMA cho biết, việc nhập khẩu xơ nhân tạo đang tăng lên hàng năm. Theo các nhà dệt may, độ bền và tuổi thọ của sợi nhân tạo cao hơn sợi và vải làm từ bông. Đó là lý do tại sao nhu cầu cho các mặt hang sợi nhân tạo đang tăng lên. Nếu quần áo làm từ sợi nhân tạo không được giặt trong nhiều ngày, chất lượng của chúng sẽ không bị giảm hoặc việc giặt quá nhiều cũng sẽ không làm giảm chất lượng. Bangladesh đã nhập khẩu 78.208 tấn xơ polyester trong năm 2016, tăng 11,39% so với 70,209 tấn năm 2015 và tăng 35,72% so với 51.729 tấn trong năm 2014, theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà máy dệt Bangladesh (BTMA).Việc nhập khẩu sợi viscose được ghi nhận ở mức 29.146 tấn trong năm 2016, giảm nhẹ so với 29.538 tấn năm 2015. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2017, khối lượng nhập khẩu là 16.063 tấn. Trong năm 2014, Bangladesh đã nhập khẩu 18.115 tấn xơ sợi viscose.

Sản xuất sợi nhân tạo cũng đang tăng trưởng.

Số lượng các nhà máy sản xuất sợi nhân tạo cũng tăng lên. Chỉ tính riêng các nhà máy sản xuất sợi polyester, so với 7 năm trước số nhà máy đã tăng lên 52 từ con số 10 đến 12 nhà máy ban đầu. Có 45 nhà máy sợi xơ viscose và 10 nhà máy sợi Tencel.Trên toàn cầu, tỷ lệ sợi nhân tạo đã tăng lên so với sợi bông, mặc dù sợi bông vẫn là mặt hàng chính của máy kéo sợi. Tỷ lệ sợi làm từ xơ bông và xơ nhân tạo đã tăng lên với tỉ lệ gần 80:20, thậm chí so với năm năm trước là 90:10.

Theo một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA), xuất khẩu hàng may mặc của các nhà xản xuất trong nước vẫn giữ ở mức 20% trong nhiều năm qua mặc dù trên thị trường thế giới việc sản xuất các sản phẩm từ sợi nhân tạo đã vượt mức 40%.

Trong khi việc sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc làm từ sợi nhân tạo trên toàn thế giới ngày càng tăng, sợi bông và các sản phẩm dệt may từ sợi bông Bangladesh cũng đang tăng lên hàng năm. Do đó, các nhà xuất khẩu trong nước chỉ bán được các mặt hàng may mặc bằng sợi bông với mức giá thấp cho người mua.

Sợi bông vẫn đang thống trị thị trường Bangladesh

Nghiên cứu cũng cho biết, trong tổng xuất khẩu hàng may mặc từ Bangladesh trong năm tài khóa 2018-2019, xuất khẩu các sản phẩm từ sợi bông chiếm 74,14% và tỷ trọng của Bangladesh trong phân khúc này là 68,67% trong năm tài khóa 2008-2009.Không chỉ quá tập trung vào sợi bông mà xuất khẩu Bangladesh cũng tập trung quá mức vào năm mặt hàng may mặc là áo thun, quần dài, áo khoác, áo len và áo sơ mi. Và năm mặt hàng xuất khẩu hàng đầu này chiếm 73% tổng số mặt hàng may mặc của năm tài chính vừa qua.Cụ thể, nghiên cứu của BGMEA cho biết Bangladesh đã xuất khẩu sản lượng áo phông trị giá 7,01 tỷ đô la, quần dài 6,93 tỷ đô la, áo khoác 4,38 tỷ đô la, áo len 4,25 tỷ đô la và áo sơ mi trị giá 2,32 tỷ đô la.Ông Ziaur Rahman, Giám đốc H & M khu vực Bangladesh, Pakistan và Ethiopia cho biết xu hướng xuất khẩu hàng may mặc từ Bangladesh có sự tập trung cao hơn vào các mặt hàng may mặc bằng vải bông, trong khi đó, tiêu dùng toàn cầu đã chuyển hướng sang sợi nhân tạo.Ông Rubana Huq, Chủ tịch hiệp hội BGMEA cũng đồng ý với xu hướng sản xuất hàng may mặc từ sợi nhân tạo. Tuy nhiên, Bangladesh cần sự đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự hỗ trợ của chính phủ để tiến đến sản xuất hàng may mặc từ sợi nhân tạo.

Chính phủ cũng nên nới lỏng các quy định để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất dệt may từ sợi nhân tạo vì năng lực sản xuất theo hướng này của Bangladesh hiện rất thấp, ông Huq cho biết trong một cuộc thảo luận gần đây. Nghiên cứu của BGMEA cũng cho thấy trong số 20,52.000 tấn xơ nhập khẩu vào Bangladesh năm 2018, bông chiếm tỷ lệ 93,57%.

Tỷ trọng hàng may mặc làm từ sợi nhân tạo là khoảng 45% trong tổng giá trị thương mại toàn cầu, tăng 5% trong tổng tỷ lệ tăng trưởng hàng năm (CAGR) trong cùng kỳ. Năm 2017, thương mại toàn cầu về hàng may mặc từ sợi nhân tạo là 150 tỷ đô la, trong đó Bangladesh chiếm tỷ trọng 5% trong khi Việt Nam là 10%. Mặt khác, tỷ trọng thương mại toàn cầu của hàng may mặc từ sợi bông là khoảng 35%, và đang bị thu hẹp ở mức 0,5% trong tổng tỷ lệ tăng trưởng hàng năm CAGR trong khoảng thời gian từ năm 2007 tới 2017.

Nguồn: Vinatex.com.vn - https://www.textiletoday.com.bd/man-made-fiber-a-great-room-to-invest-for-bangladesh-textile-and-apparel-millers/
Người dịch: Phạm Kim Anh

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.365
Khách
: 107
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0