Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Sự kiện “kết nối các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giày và các nhà cung cấp nhiên liệu sinh khối và lò hơi sinh khối”

04/12/2020 04:40 CH

Tiếp nối thành công của hội thảo về công nghệ lò hơi đốt sinh khối diễn ra trong tháng 10, ngày 27/11/2020 tại Khách sạn Ramana, Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra sự kiện kết nối với chuyên đề: “Chuyển đổi nhiên liệu trong công nghệ lò hơi” được đồng tổ chức bởi GIZ, Decathlon và VITAS. Đại diện VITAS có sự tham dự của Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký.

Sự kiện với sự tham gia của 68 đại diện đến từ các doanh nghiệp dệt may, da giày, các nhà cung ứng sinh khối và lò hơi sinh khối. Sự kiện gồm có một hội chợ quy mô nhỏ tại phòng sự kiện chính với các gian trưng bày của các nhà phân phối nhiên liệu sinh khối và lò hơi đốt sinh khối.

 

Toàn cảnh hội chợ

Song song với hoạt động hội chợ tại phòng sự kiện chính, là hội thảo chuyên đề về công nghệ và các vấn đề kinh doanh xoay quanh việc sử dụng sinh khối trong sản xuất nhiệt và điện ở các nhà máy tại phòng sự kiện thứ hai.


Toàn cảnh hội thảo chuyên đề

Phát biểu tại sự kiện, Bà Tuyết Mai cho biết: "dệt may là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với hơn 6.000 công ty, cung cấp khoảng 3 triệu việc làm trên cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có thể gây ra các tác động đến môi trường nếu không quản lý tốt. Quá trình sản xuất của ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; trong đó có sử dụng năng lượng cho việc đun nóng và tạo ra hơi nước - là những yếu tố góp phần gia tăng khí thải nhà kính. Hiện nay Việt Nam tham gia khoảng 16 FTA, trong đó có các FTA thế hệ mới có cam kết cao hơn, toàn diện hơn về lao động và môi trường. Để tuân thủ những cam kết trong các FTAs thế hệ mới, trước xu thế toàn cầu ngày càng hướng tới sự phát triển bền vững, đáp ứng sự mong muốn của khách hàng, của những người tiêu dùng tiến bộ trên toàn thế giới; nhà cung ứng cần phải thay đổi phương thức sản xuất trong đó đặc biệt chú trọng các cam kết quốc tế về môi trường và thực hiện một cách toàn diện về trách nhiệm xã hội. Nếu không chuyển đổi nhanh, ngành dệt may Việt Nam sẽ mất năng lực cạnh tranh và mất đi cơ hội".

 

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký VITAS phát biểu tại sự kiện kết nối

Từ năm 2018, VITAS đã phối hợp với một số tổ chức như: tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan (IDH)... triển khai chương trình “Xanh hoá ngành dệt may Việt Nam”, tiến tới xây dựng “Thương hiệu Dệt May Việt Nam Bền vững”. Chương trình khuyến khích các doanh nghiệp dệt may chủ động tham gia nhiều hơn vào công tác quản lý sử dụng nguồn nước, áp dụng các công nghệ mới, quy hoạch năng lượng bền vững và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp triển khai kế hoạch hành động chung nhằm đầu tư và phát triển ngành dệt may một cách bền vững.

Decathlon Việt Nam - một thành viên của VITAS - là một trong những đơn vị tiên phong trong vấn đề bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Trong toàn bộ quá trình sản xuất và kinh doanh, Decathlon luôn tuân thủ quy định về Thiết kế sinh thái, có nghĩa là sản xuất hàng hóa và dịch vụ luôn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng đồng thời tác động phải thấp nhất có thể đến môi trường và xã hội. Những nỗ lực của Decathlon đang góp phần làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch và xanh hơn.

Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) là tổ chức trực thuộc nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức, được tài trợ chính bởi Chính phủ Đức. GIZ hỗ trợ Chính phủ trong lĩnh vực hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời tham gia vào công tác giáo dục quốc tế trên toàn cầu. Bằng những nỗ lực của mình, GIZ giúp người dân và xã hội tại nhiều nước trên thế giới tự cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, GIZ còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm phát triển kinh tế và xúc tiến việc làm; bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu...

Trong những năm gần đây, VITAS và GIZ đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động nhằm triển khai xanh hóa ngành dệt may và phát triển bền vững. Và từ năm 2020, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia được GIZ chọn tham gia vào dự án ASEAN Fabric - dự án “Thúc đẩy kinh doanh bền vững và thực hành có trách nhiệm trong ngành dệt may tại châu Á”.

Sự kiện lần này đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may, da giày gặp gỡ và tìm hiểu sâu hơn về thị trường nhiên liệu, về giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm khí phát thải trong quá trình sản xuất, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch dài hạn chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu sinh khối; giúp tăng cường sự kết nối giữa các khách hàng và nhà phân phối nhiên liệu sinh khối; thúc đẩy việc sử dụng phụ phẩm sinh khối cho sản xuất nhiệt một cách bền vững.

Một số hình ảnh khác tại sự kiện

 
 
 


Quỳnh Anh
» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.087.256
Khách
: 1.023
 
Sự kiện “kết nối các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giày và các nhà cung cấp nhiên liệu sinh khối và lò hơi sinh khối” Rating: 5 out of 10 45982.
Core Version: 1.8.0.0