Trong hai ngày 24 và 25 tháng 9 năm 2024, chương trình tập huấn
chuyên đề
2:
“Biện pháp kiểm soát rủi ro và khắc phục vi phạm về lao động cưỡng bức tại nơi làm việc” do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) và Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) phối hợp thực hiện đã diễn ra với sự tham gia của 45 đại diện doanh nghiệp dệt may đến từ 3 miền.
Trong hai ngày 24 và 25 tháng 9 năm 2024, chương trình tập huấn
chuyên đề 2: “Biện pháp kiểm soát rủi ro và khắc phục vi phạm về lao động cưỡng bức tại nơi làm việc” do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) và Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) phối hợp thực hiện đã diễn ra với sự tham gia của 45 đại diện doanh nghiệp dệt may đến từ 3 miền.
Tiếp nối thành công của khoá tập huấn số 1 nằm trong chương trình đề án “Nâng cao năng lực của doanh nghiệp và công đoàn về thẩm định kinh doanh có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng Dệt may toàn cầu”, chương trình tập trung vào việc đánh giá và phòng ngừa rủi ro lao động cưỡng bức tại nơi làm việc, một vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Bà Đinh Hà An - Phó Giám đốc CDI
Bà Dương Thị Việt Anh - Trưởng đại diện Fairwear tại Việt Nam
Ông Trần Xuân Quang (Lukas), Chuyên gia đào tạo về Tuân thủ và Bền vững.
Ngày đầu tiên của chương trình bắt đầu với chia sẻ của các chuyên gia, trình bày về tiến trình thử nghiệm và áp dụng bộ công cụ đánh giá rủi ro lao động cưỡng bức. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp chia sẻ trải nghiệm thực tế và thảo luận về những thách thức gặp phải.
Buổi chiều, chương trình tiếp tục với các phương pháp đánh giá rủi ro, bao gồm khuôn khổ pháp luật của Mỹ và Châu Âu. Các chuyên gia đã cung cấp những cập nhật mới nhất về chỉ thị thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp, giúp các đại biểu nắm bắt được những thay đổi quan trọng trong quy định quốc tế.
Ngày thứ hai bắt đầu với phần ôn tập và trao đổi kiến thức từ ngày đầu tiên. Các đại biểu đã có cơ hội thực hành xây dựng biện pháp phòng ngừa và khắc phục vi phạm. Đây là phần quan trọng giúp các doanh nghiệp áp dụng kiến thức vào thực tế, đảm bảo tuân thủ các quy định và nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro.
Buổi chiều, chương trình tập trung vào việc lập kế hoạch tiếp theo, giúp các doanh nghiệp định hướng chiến lược dài hạn trong việc phòng ngừa rủi ro lao động cưỡng bức. Chương trình kết thúc với phần tổng kết và đánh giá cuối khóa, cùng với lễ bế mạc do VITAS và CDI chủ trì.
Chương trình tập huấn đã mang lại nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp tham gia. Đây là bước tiến quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và năng lực quản lý rủi ro lao động cưỡng bức, góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn và bền vững hơn.
Một số hình ảnh từ 2 buổi tập huấn: