Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hơn 200 đại biểu tham dự Hội thảo “Phát triển bền vững và minh bạch - Chuyển đổi chuỗi cung ứng dệt may”

30/10/2021 05:50 CH
Ngày 29/10/2021, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) đã tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững và minh bạch - Chuyển đổi chuỗi cung ng dệt may” theo hình thức trực tuyến. Hơn 200 đại biểu đến từ các doanh nghiệp (DN) dệt may, thời trang, trường đào tạo, viện nghiên cứu, các nhãn hàng và tổ chức liên quan đã tham dự hội thảo.

 

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS phát biểu

Phát biểu tại hội thảo, Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS cho biết, tình hình xuất khẩu của ngành dệt may qua 10 tháng năm 2021 đạt 32 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ. Đây là 1 kết quả hết sức ấn tượng trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. 

Về những thách thức đối với ngành dệt may, theo Ông Giang, trước hết đó là thách thức liên quan đến giải pháp phòng chống dịch bệnh: việc triển khai không đồng bộ của các địa phương gây nhiều áp lực cho các nhà quản trị và người lao động; Về vaccine tiêm cho người lao động không đầy đủ và kịp thời, nhiều nơi cho đến hôm nay vẫn chưa hoàn thành mũi 1 cho CN; Diễn biến chuyển dịch lao động diễn ra tại nhiều nơi; Thu nhập của NLĐ sụt giảm, đặc biệt tại các DN ở các địa phương như TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương; Các đơn hàng có sự biến động, chuyển đi các nước khác; Diễn biến của thị trường nguyên liệu – giá bông xơ có tăng so với cùng kỳ, thị trường nguyên liệu có thay đổi, nhiều nhà đầu tư mua nguyên liệu để dự trữ.

Ông Giang cũng nêu những giải pháp để đối phó dịch bệnh của các DN. Đó là, trước những khó khăn, nhiều DN áp dụng kinh nghiệm từ năm ngoái - chuyển đơn hàng từ Nam ra Bắc để giữ cam kết với đối tác, không để chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Các DN chủ động mua nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung cho SX, trong đó ưu tiên bông Mỹ. Trong 10 tháng đầu năm 2021, cả ngành đã XK nguyên liệu được khoảng 4,5 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ. Điều này thể hiện DN VN đã chủ động đầu vào và vẫn phát triển trong điều kiện dịch bệnh. Các DN đã chăm lo chế độ chính sách cho NLĐ. Do vậy, sau 1/10 khi mở cửa trở lại, 86 - 92% lao động đã quay lại làm việc. Chính phủ, chính quyền các địa phương và DN đã đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ cho NLĐ giải quyết khó khăn để họ an tâm ở lại là việc, góp phần ổn định lao động.

Về những giải pháp phát triển bền vững cho ngành dệt may, Ông Giang nêu rõ, thứ nhất là các FTA mà Việt Nam đã chứng tỏ sự hấp dẫn đối với DN, nhiều DN nước ngoài và trong nước đang đầu tư vào nguồn cung thiếu hụt để đảm bảo có đủ nguồn cung cho DN dệt may. Thứ hai là nguyên liệu đầu vào, bông xơ của Mỹ được DN Việt Nam đánh giá cao trên các phương diện: chất lượng ổn định, mối quan hệ hợp tác giữa VITAS và CCI đã tạo niềm tin của các bên và giá cả của bông Mỹ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thứ ba là phương châm cho ngành về phát triển bền vững dựa trên 3 cơ sở:  nguyên liệu đầu vào phải đáp ứng đòi hỏi của các nhãn hàng; Đầu tư về hạ tầng cơ sở, thiết bị công nghệ và con người; Giải pháp phát triển của ngành phải minh bạch, có trách nhiệm với xã hội, địa phương, với nhãn hàng, với người lao động và với môi trường.  Ông Giang cho rằng, ngành dệt may có nhiều cơ hội tốt, các FTA tạo điều kiện thuận lợi. Mỗi DN cần có chính sách, mục tiêu rõ ràng, đáp ứng yêu cầu của các FTA, có giải pháp cụ thể cho mục tiêu bền vững. Ngành dệt may xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn 2022 – 2025 và tầm nhìn đến 2030. Dự kiến đến năm 2030 xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 100 tỷ USD. 


Ông Edward Dũng - Giám đốc nhãn hàng may mặc và phụ liệu, Puma
 

Ông Trenton Rea - Giám đốc Bắc Mỹ, US Cotton Trust Protocol

Tại hội thảo, đại biểu đã được nghe: Ông Edward Dũng - Giám đốc nhãn hàng may mặc và phụ liệu, Puma trình bày về Chiến lược về bền vững & việc cải tiến các nhà cung cấp tại Việt Nam; Ông Trenton Rea - Giám đốc Bắc Mỹ, US Cotton Trust Protocol giới thiệu về Chương trình US Cotton Trust Protocol: Hành trình một năm;

 

Bà Agata Smeets - Giám đốc Toàn cầu về bền vững, GAP

 

Bà Jane Singer - Nhà sáng lập & Giám đốc Điều hành, Tạp chí Inside Fashion

Bà Agata Smeets - Giám đốc Toàn cầu về bền vững, GAP nói về lựa chọn nguyên liệu đáp ưng mục tiêu bền vững; Bà Jane Singer - Nhà sáng lập & Giám đốc Điều hành Tạp chí Inside Fashion thuyết trình về Kỷ nguyên mới trong phát triển bền vững: Cơ hội cho các nhà máy và Bà Nguyễn Ngọc Kim Oanh - Trưởng Phòng An toàn môi trường sức khỏe và phát triển bền vững, Saitex International chia sẻ kinh nghiệm về hành trình xây dựng bền vững tại công ty Saitex.


Bà Nguyễn Ngọc Kim Oanh – Đại diện Saitex International

Trong phần thảo luận do Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó TTK VITIAS điều phối, các diễn giả đã tập trung giải đáp nhiều câu hỏi của đại biểu tham dự hội thảo. Đó là những nội dung liên qua đến giải pháp xây dựng thương hiệu dệt may Việt Nam bền vững, đặc biệt là chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam cũng như của từng doanh nghiệp, tinh thần cùng chia sẻ trách nhiệm rủi ro, quan điểm hợp tác cùng thắng (win - win) trong kinh doanh, đầu tư nguồn nhân lực, tuân thủ những tiêu chuẩn về lao động và môi trường, các vấn đề đảm bảo sự minh bạch của phát triển bền vững, việc tham gia của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cũng như tham gia vào Cotton Trust Protocol, những biện pháp để các nhãn hàng hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, kinh nghiệm triển khai mô hình kinh doanh B2C…

 

Các diễn giả giải đáp câu hỏi của đại biểu

Các đại biểu tham dự hội thảo đều nhận thấy rằng, việc chuyển đổi chuỗi cung ứng sang hướng bền vững và minh bạch là nhu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Việc chuyển đổi này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có tầm nhìn mới, có khát vọng khẳng định vị thế của mình, xây dựng chiến lược và có những bước đi thích hợp, đồng thời cần có sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, sự phối hợp, liên kết và đồng hành của các đối tác, nhãn hàng, các tổ chức trong nước và quốc tế, để góp phần phát triển ngành dệt may và tạo nền tảng đưa thương hiệu dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới.

Bài: Nguyễn Bình
Ảnh: Trí võ   

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.343
Khách
: 85
 
Hơn 200 đại biểu tham dự Hội thảo “Phát triển bền vững và minh bạch - Chuyển đổi chuỗi cung ứng dệt may” Rating: 5 out of 10 82603.
Core Version: 1.8.0.0