Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Kiến nghị của VITAS về vướng mắc trong chính sách thuế và thủ tục Hải quan theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP

Nghị định 134/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021.
Khi thực thi Nghị định 18 này, các DN nhập khẩu tại chỗ đối với loại hình SXXK thì phải đóng thuế NK ngay khi mở TK hải quan, sau đó XK mới được hoàn lại. 
Vấn đề nộp thuế trước gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong xuất khẩu vì phải huy động 1 số tiền lớn để đóng thuế và mất thời gian để hoàn thành các thủ tục nộp và hoàn thuế sau đó. Như vậy, Nghị định mới này không thông thoáng hơn mà gây khó cho Doanh nghiệp khi thực hiện.
Trong thời gian vừa qua, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) liên tục nhận được công văn từ các đơn vị thành viên kiến nghị về việc thu thuế hàng nhập khẩu tại chỗ phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP.

Trước những vướng mắc của các doanh nghiệp dệt may, ngày 12/5/2021, VITAS đã có Công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan kiến nghị của các Doanh nghiệp Dệt May trên cả nước về các vướng mắc về chính sách thuế và thủ tục hải quan khi thực hiện Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 (Nghị định thay thế cho Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016). 

Cụ thể về:



I.                   Vấn đề nộp thuế nhập khẩu theo hình thức XNK tại chỗ:

1.      Điểm g, h khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP:

g)     Sản phẩm xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế xuất khẩu. Người xuất khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ và kê khai nộp thuế xuất khẩu theo mức thuế suất và trị giá của sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ.

h)     Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai.

2.      Bất cập khi thực hiện:

-         DN nội địa xuất khẩu tại chỗ sản phẩm cho DN sản xuất xuất khẩu (SXXK) phải nộp thuế xuất khẩu cho sản phẩm xuất ra. Đồng thời, DN nhập khẩu sản phẩm tại chỗ cũng phải nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm nhập tại chỗ. Như vậy một đối tượng hàng hóa cả 2 DN đều phải nộp thuế.

-         Thực tế hàng nhập khẩu tại chỗ sử dụng để SXXK sau cùng cũng xuất ra nước ngoài, không tiêu thụ trong thị trường Việt Nam thì theo quy định tại Luật thuế XNK phải được miễn thuế.

-         Vấn đề nộp thuế ngay sau đó được hoàn lại khi chứng minh là thực sự xuất khẩu gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp, vì phải huy động 1 số tiền lớn để đóng thuế và mất rất nhiều thời gian để hoàn thành các thủ tục nộp và hoàn thuế sau đó.

-         Tăng thủ tục hành chính cho cả DN lẫn cơ quan quản lý để theo dõi, chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế, hoàn thuế.

-         Không khuyến khích hàng sản xuất xuất khẩu, gây ra sự bất bình đẳng giữa hàng gia công xuất khẩu (GCXK) và hàng SXXK. Hàng nhập khẩu tại chỗ để gia công xuất khẩu được miễn thuế mà hàng nhập tại chỗ để SXXK lại không được miễn thuế. Điều này tương tự như quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP đã được bãi bỏ tại Nghị định này là NPL nhập khẩu để GCXK nhưng đưa đi gia công lại thì được miễn thuế còn NPL nhập để SXXK đưa đi gia công lại lại không được miến thuế.

-         Việc chỉ ưu tiên hàng nhập khẩu để GCXK mà không ưu tiên các DN nhập để SXXK (một hình thức mang lại giá trị gia tăng và hiệu quả cao hơn) và không ưu tiên DN sử dụng vải trong nước để sản xuất xuất khẩu đã khuyến khích các DN lựa chọn hình thức gia công thay vì tìm cách nâng cao vị trí của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng, đi ngược lai chiến lược phát triển của ngành.

3. Kiến nghị:

-         Sửa đổi quy định cho phép miễn thuế nhập khẩu với hàng nhập tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu, tạo sự bình đẳng giữa hình thức GCXK và SXXK, khuyến khích các DN chuyển sang phương thức xuất khẩu mua đứt bán đoạn (FOB) thay vì khuyến khích gia công.

-         Nghị định cần làm rõ:

+ Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu cần nộp thuế nhập khẩu có bao gồm sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nhưng được chỉ định hàng hóa giao từ các doanh nghiệp chế xuất, khu phi thuế quan không?

+ Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm cho thương nhân nước ngoài nhưng được chỉ định giao hàng hóa cho doanh nghiệp không phải doanh nghiệp chế xuất hoặc thuộc phi thuế quan thì có được hoàn thuế nhập khẩu không?

 

II.               Quy định về Thông báo cơ sở gia công, gia công lại

1.      Văn bản pháp luật quy định tại:

-         Khoản 41 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC

-         Điểm g, h khoản 4 điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điều 10 nghị định 134/2016/NĐ-CP:

2.      Bất cập khi thực hiện:

-  Hiện tại hệ thống hải quan chưa hỗ trợ khai báo tự động theo mẫu 23, mẫu 24, Doanh nghiệp phải khai báo theo Mẫu số 18a/TB-HĐGCL/GSQL bằng cách thủ công là mang bản giấy công văn thông báo việc gia công lại cho từng lần đến cơ quan hải quan, sau đó chờ lấy số, ngày công văn đến mới được tiến hành giao hàng đi gia công làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, gia công của doanh nghiệp

- Để đáp ứng yêu cầu chi tiết theo các mẫu quy định thì doanh nghiệp sẽ phải thông báo tới cơ quan hải quan thông tin gia công lại nhiều lần trong một ngày không đúng theo chủ trương khi xây dựng thông tư sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC là giảm thủ tục cho doanh nghiệp. Như thế, quy định thông báo gia công lại khiến doanh nghiệp chịu gánh nặng rất lớn về thủ tục, cũng như gây chậm trễ trong quá trình sản xuất, đi ngược với tinh thần giảm thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

3.       Kiến nghị:

- Doanh nghiệp chỉ cần thông báo một lần duy nhất về đối tác gia công lại bao gồm nội dung sau:

+ Mã số thuế của đơn vị gia công.

+Tên, cơ sở sản xuất của đơn vị gia công.

+ Ngày bắt đầu gia công.

+ Ngày bắt đầu giao nguyên phụ liệu đi gia công.

+ Công đoạn gia công.

+ Số lượng thành phẩm dự kiến giao gia công.

- Cơ quan Hải quan cần phát triển hệ thốngđáp ứng các yêu caaufcuar Thông tư đảm bảo việc thông báo qua hệ thống tiếp nhận tự động.

Đính kèm: Cv Số:  75/2021/VITAS- CS kiến nghị vướng mắc về CS thuế và thủ tục HQ theo NĐ 18.2021.NĐ-CP

Tin khác :
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 5 »
Số bài/trang
Sắp xếp theo
Trang « 1 2 3 4 5 »
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.019
Khách
: 998
 
Kiến nghị của VITAS về vướng mắc trong chính sách thuế và thủ tục Hải quan theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP Rating: 5 out of 10 31109.
Core Version: 1.8.0.0