Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 28/03/2024

Đăng ký nhận tin

Chủ tịch Vitas tham dự Hội thảo về bông Mỹ tại TP. HCM

27/07/2016 04:17 CH

Ngày 25/07/2016, tại TP. HCM, Hiệp hội Bông Hoa Kỳ (CCI), Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) và Hiệp hội Bông Sợi (Vcosa) phối hợp tổ chức Hội thảo với chủ đề “Gặp gỡ và làm việc với lãnh đạo ngành Bông Hoa Kỳ”. Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Vitas đã đến dự và phát biểu tại hội thảo.

Mục đích của hội thảo lần này là tăng cường sự hiểu biết giữa các nhà xuất khẩu bông xơ của Mỹ và các khách hàng tại VN. Tham dự hội thảo về phía phái đoàn Mỹ có Hiệp Hội Bông Mỹ (CCI), Hiệp hội các nhà Xuất khẩu Bông Mỹ (ACSA), Hiệp hội các nhà Sản xuất Bông Mỹ, Hiệp hội các Hợp tác xã (AMCOT) và Supima; về phía Việt Nam có các Doanh nghiệp (DN) nhập khẩu và kinh doanh bông, DN kéo sợi và sản xuất vải, các trường và viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may.

 

Các chuyên gia Bông Hoa Kỳ tại hội thảo

Theo CCI, Hoa Kỳ là quốc gia xuất khẩu bông lớn nhất thế giới với sản lượng chiếm khoảng 30% tổng lượng bông xuất khẩu hàng năm. Trong năm 2015, Hoa Kỳ xuất khẩu 2 triệu tấn bông. Cùng với sự tăng trưởng của ngành sản xuất sợi Việt Nam, nhu cầu về nguyên liêu bông xơ phục vụ sản xuất cũng đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nếu vào năm 2005, số liệu thống kê cho thấy lượng bông nhập khẩu mới ở mức 150.000 tấn thì tới năm 2015, con số này đã lên đến trên 1 triệu tấn. Như vậy, trong năm 2015, Việt Nam nằm trong top 6 quốc gia sử dụng và là quốc gia nhập khẩu bông nhiều thứ hai trên thế giới. Đặc biệt  trong cơ cấu nguồn bông nhập khẩu, Hoa Kỳ là quốc gia cung cấp xấp xỉ 40-50% tổng lượng bông nhập hàng năm của Việt Nam.  

 

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Vitas phát biểu

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Vũ Đức Giang cho biết, các DN VN khi sử dụng bông Mỹ có những thuận lợi sau: chất lượng bông Mỹ cao, ổn định, thích hợp cho việc sản xuất hàng cao cấp; các nhà XK bông Mỹ có uy tín cao trong việc thực hiện các cam kết; chính sách XK bông Mỹ minh bạch, tạo sự an tâm đối với người mua bông. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, DN VN cũng gặp một số khó khăn như: tỷ lệ xơ bông ngắn, điểm kết và đổi màu còn khá cao; Thời gian giao hàng lâu, có thể mất 3 – 4 tháng để nhận bông, việc này có thể gây cho các nhà máy kéo sợi những  rủi ro như về biến động giá, về thị trường; Từ năm 2015, lượng tạp chất trong bông tăng cao, nhiều nhà máy phải đầu tư thêm thiết bị và nhân công để loại bỏ tạp chất. Khi nói về TPP, Ông Giang dự kiến hiệp định này sẽ thúc đẩy tăng trưởng XK dệt may của VN đến năm 2020 là 32 tỷ USD và đến năm 2030 là 65 tỷ USD. Ông Giang đề nghị các hiệp hội Bông Mỹ cùng phối hợp và tích cực vận động để TPP nhanh chóng được thông qua, để sự hợp tác giữa ngành Dệt May VN và ngành Bông Mỹ ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn.       

 

Toàn cảnh hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia Hoa Kỳ đã giới thiệu những nội dung: Sản lượng, cung cầu và nguồn bông sẵn có của thế giới và Mỹ; Chủng loại và đặc tính bông Mỹ theo vùng; Tình hình chất lượng bông Mỹ, bao bì và tình trạng tạp ngoại lai: Sản xuất bông bền vững – cập nhật các yêu cầu của các nhãn hàng và bông siêu dài Mỹ - Supima.

 

Đại biểu doanh nghiệp trao đổi tại hội thảo

Qua những bài tham luận của chuyên gia cũng như trao đổi trực tiếp tại buổi hội thảo, các đại biểu đã có thêm những thông tin, kiến thức cập nhật cần thiết và bổ ích, phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nhằm chuẩn bị để tận dụng các lợi thế của TPP và các FTA trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 

Một số hình ảnh tại hội thảo:

 

 

 

 

 

 

 

Bài và ảnh: Nguyễn Bình - Vitas 

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.320
Khách
: 61
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0