Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Tư, 24/04/2024

Đăng ký nhận tin

Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM khai giảng lớp đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp ngành dệt – nhuộm – may

28/10/2021 04:45 CH
Ngày 25/10/2021, tại TP HCM, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM (IUH) đã tổ chức lễ khai giảng theo hình thức online lớp đào tạo nhân lực, tư vấn kỹ thuật, cải tiến sản xuất và môi trường là việc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp (DN) ngành dệt – nhuộm – may khu vực phía Nam.

Đây là Đề án thuộc chương trình công nghiệp hỗ trợ của Cục Công nghiệp Bộ Công thương nhằm hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam. Theo đó, trường sẽ tổ chức 04 khoá đào tạo, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật, với thời lượng 04 tuần/ khoá (02 tuần lý thuyết tại IUH và 02 tuần thực tế tại doanh nghiệp). Mỗi khoá học gồm 15 học viên đến từ các doanh nghiệp dệt may tại khu vực miền Nam, chủ yếu từ TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh. Chủ nhiệm Đề án là TS. Phạm Thị Hồng Phượng.

 

PGS, TS Đàm Sao Mai – Phó Hiệu trưởng IUH phát biểu

Phát biểu tại Lễ khai giảng, PGS, TS Đàm Sao Mai – Phó Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp TP. HCM cho biết, Đề án này nằm trong khuôn khổ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ 2016 đến 2025 của Thủ tướng Chính phủ. Việc cải tiến sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục bởi vì đây là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp nước ngoài chọn đối tác cung cấp sản phẩm đảm bảo được quy trình từ đầu vào tới đầu ra được chuyên nghiệp hóa, đáp ứng nhu cầu trong thời gian dài. Thông qua hiệu quả thực hiện chương trình, IUH kỳ vọng đây sẽ là cầu nối để các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng trong việc luôn luôn cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp thúc đẩy ngành dệt may nói riêng và ngành công nghiệp Việt Nam nói chung trong quá trình CNH – HĐH đất nước.

 

Ông Phạm Xuân Trình – GĐĐH Tập đoàn Dệt May Việt Nam phát biểu

Tham dự Lễ khai giảng, Ông Phạm Xuân Trình – GĐĐH Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã chia sẽ những khó khăn mà các DN gặp phải trong thời gian dịch covid 19, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực, chung tay của các DN để duy trì lao động, sản xuất và đảm bảo chuỗi cung ứng. Ông Trình cho biết, nhiều hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia có hiệu lực vừa là cơ hội để gia tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường, nhưng cũng là những thách thức to lớn, đòi hỏi mỗi DN phải là một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, DN Việt Nam lại đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực trong khâu dệt nhuộm. Điều này là chậm lại sự phát triển của DN dệt may. Ghi nhận những nỗ lực của Trường trong việc triển khai dự án, đào tạo nhân lực cho dệt - nhuộm – may, Ông Trình cho rằng các nội dung đào tạo hoàn toàn phù hợp với những nhu cầu bức thiết của các DN. Đó là các vấn đề liên qua đến năng lực cạnh tranh như nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm, đầu tư công nghệ mới... Ông Trình mong muốn các trường tiếp tục gắn kết và phối hợp với các DN dệt may trong công tác đào tạo. Ông Trình cũng đề nghị với các DN cần đổi mới tư duy, chăm lo đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trong đó vai trò của người đứng đầu có tính chất quyết định. Đồng thời, để cho thời gian sau đại dịch, các DN cũng cần chuẩn bị thay đổi phương thức kinh doanh, tổ chức lại hệ thống, áp dụng công nghệ mới theo hướng tăng cường tái sử dụng, tái chế, sản xuất xanh, sạch và phát triển bền vững.   

Theo Ban tổ chức cho biết, trong thời gian học, các học viên sẽ được nghiện cứu các nội dung: Kiến thức hỗ trợ quản lý sản xuất cơ bản, các phương pháp nhận diện lãng phí; Kiến thức quản lý chuyên sâu theo Lean và TPM để giảm thiểu rủi ro và khắc phục sự cố hiệu quả; Kiến thức chuyên môn, kiến thức chuyên ngành dệt-nhuộm-in-may; các sự cố thường gặp về sản xuất, máy móc thiết bị, năng lực quản lý, nhân công, nguyên liệu, phương pháp thực hiện; Kiến thức quản lý chất lượng sản phẩm: 07 công cụ quản lý sản xuất và các giải pháp quản lý chất lượng hiệu qu. Thời gian thực hiện đề án từ 01/03/2021 – 31/12/2021. Chủ nhiệm Đề án là TS. Phạm Thị Hồng Phượng.

Việc triển khai Dự án nhằm hướng đến các mục tiêu gồm: Đào tạo 60 nguồn nhân lực chủ chốt và cán bộ quản lý có năng lực học tập vận dụng được phương pháp Lean, TPM, 7 công cụ quản lý chất lượng; Xây dựng bộ tài liệu tiêu chuẩn cho doanh nghiệp, nhân rộng công tác đào tạo nội bộ; Xây dựng mạng lưới kết nối các chuyên gia cũng như các doanh nghiệp cần tư vấn, hỗ trợ thuộc ngành dệt-nhuộm-in hoa-may mặc.

Bài: Nguyễn Bình - VITAS

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.116.283
Khách
: 80
 
Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM khai giảng lớp đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp ngành dệt – nhuộm – may Rating: 5 out of 10 62353.
Core Version: 1.8.0.0