Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 26/04/2024

Đăng ký nhận tin

Việt Nam đứng đầu ngành dệt may châu Á về tuân thủ lương tối thiểu

16/09/2016 02:12 CH

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) vừa công bố khảo sát về lương tối thiểu trong ngành dệt may. Theo đó, Việt Nam có tỉ lệ không tuân thủ quy định về lương tối thiểu trong ngành dệt may và da giày thấp nhất trong số 7 quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á.

Theo đó, với 6,6%, tỷ lệ các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam không tuân thủ quy định về lương tối thiểu thấp nhất trong số 7 quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á. Đứng thứ hai trong danh sách là Campuchia (25,6%) và đứng cuối là Philippines (53,3%).

 

Tại Việt Nam, cứ 100 lao động trong ngành dệt may ở Việt Nam thì có 6,6 người nhận lương thấp hơn mức lương tối thiểu. (Ảnh: TTXVN)

Về mức độ tuân thủ, tỷ lệ vi phạm nghiêm trọng (trả lương thấp hơn 80% mức lương tối thiểu) tại Việt Nam ở mức 3,8% và tỷ lệ vi phạm ở mức độ vừa phải (trả lương trong khoảng từ 80% đến dưới 100% lương tối thiểu) ở mức 2,8%.

Trong khi đó, việc tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu khá yếu ở khắp các nền công nghiệp dệt may châu Á như: Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Indonesia. Các nước này đều có một tỷ lệ lớn người lao động trong ngành dệt may bị trả lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu. Tỷ lệ vi phạm nghiêm trọng ở Philippines và Ấn Độ lần lượt là 38,8% và 34,9%. Khoảng 1/4 người lao động dệt may Indonesia cũng nhận lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu.

 

Ở tất cả các quốc gia được nghiên cứu, lao động nữ dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu so với lao động nam. Việt Nam là một trong những quốc gia có khoảng cách về giới nhỏ nhất với 5,7 %, xếp sau Campuchia và Indonessia. Trong khi đó, Pakistan có sự khác biệt nam – nữ trong tỷ lệ không tuân thủ cao nhất với 60,4%.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng người lao động có trình độ văn hóa thấp hơn cũng dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu. “Tiền lương tối thiểu có vai trò quan trọng đối với ngành dệt may, một ngành hiếm khi có thương lượng tập thể về lương,” ông Cowgill nhận định, cố vấn trưởng của ILO về tiêu chuẩn lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu – tác giả chính của báo cáo cho biết.

Theo báo cáo, cách thiết kế hệ thống tiền lương tối thiểu, bao gồm mức lương tối thiểu và độ phức tạp của cơ chế tiền lương, là những vấn đề quan trọng cần cân nhắc nhằm đẩy mạnh công tác tuân thủ.

Vai trò của các tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình điều chỉnh tiền lương, cũng như thể chế quản trị thị trường lao động và sự vững mạnh của hệ thống thanh tra lao động cũng có ảnh hưởng tới vấn đề tuân thủ.

Mặc dù Việt Nam dẫn đầu so với các nước láng giềng, việc không tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu, dù ở cấp độ nào, cũng là một vấn đề đáng quan ngại và cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ.

Việt Nam hiện có 4 mức lương tối thiểu vùng, hiện ở mức từ 2,4 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng. Hàng năm, Hội đồng Tiền lương Quốc gia với cơ cấu bao gồm đại diện của Chính phủ, các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có nhiệm vụ đề xuất mức lương cho năm tới. Tiền lương tối thiểu vùng của Việt Nam tăng trong khoảng 12-15% mỗi năm trong các năm 2014-2016 và sẽ tiếp tục tăng 7,3% trong năm 2017.

Nguồn: T.Tân/Báo Công Luận

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.118.035
Khách
: 537
 
Việt Nam đứng đầu ngành dệt may châu Á về tuân thủ lương tối thiểu Rating: 5 out of 10 75914.
Core Version: 1.8.0.0