Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Năm, 25/04/2024

Đăng ký nhận tin

Lương tối thiểu vùng đang trói chân doanh nghiệp

20/09/2016 04:56 CH

Sau khi Hội đồng tiền lương quốc gia chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 với mức tăng bình quân 7,3% so với năm 2016, phần lớn các DN đều có quan điểm rằng chính sách tăng lương tối thiểu thường xuyên đối với  ngành thâm dụng lao động như dệt may đang gây rất nhiều khó khăn cho DN, thậm chí là “trói chân” khiến DN khó phát triển.

 

Công nhân làm việc tại Tổng Công ty May 10

Bởi vậy mà các DN cũng như Hiệp hội Dệt May VN như ngồi trên đống lửa, cảm giác sốt ruột, lo lắng bao trùm lên toàn ngành. Ngay cả các Công ty lớn như: Tổng Công ty CP Phong Phú, TCT Việt Thắng, TCT May 10, TCT May Đáp Cầu, Công ty CP May Nam Định, Công ty CP may Sông Hồng, TCT CP Thương mại TNG… đều cho rằng việc tăng lương tối thiểu và tăng tỉ lệ đóng bảo hiểm như thời gian qua thực sự đã quá sức chịu đựng của DN…

Chi phí tăng, doanh thu giảm

Theo như chia sẻ của đại diện các DN này, trong bối cảnh doanh thu toàn ngành dệt may năm nay đang giảm, việc tăng lương tối thiểu đã tác động trực tiếp tới tình hình sản xuất, kinh doanh của các DN này. Đơn cử như Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (Thái Nguyên), hiện DN này đang sử dụng hơn 10 ngàn lao động, theo tính toán với mức tăng lương tối thiểu vùng như tỉ lệ năm 2017, chi phí mà DN này phải tăng thêm sẽ vào khoảng 12 tỷ VND/năm. Còn với trường hợp Công ty CP May Sông Hồng Nam định, năm 2016 chỉ tính riêng các khoản phí công đoàn, trích nộp bảo hiểm, bù lương (không kể tiền lương) DN này đã phải bỏ ra 157 tỉ đồng. Theo tính toán, với mức tăng lương tối thiểu lên 7,3%, DN này sẽ phải nộp 168,5 tỷ đồng, tăng 11,5 tỷ đồng so với 2015.

Tương tự, Tổng Công ty May 10 năm 2015 trích nộp 111,9 tỷ đồng, từ năm 2016 do chuyển đổi thang, bảng lương Nhà nước sang DN tự xây dựng cộng với tăng lương tối thiểu mức nộp là 147,1 tỷ đồng. Năm 2017 với mức tăng lương tối thiểu 7,3%, DN này sẽ phải nộp thêm 13,2 tỷ đồng (trong đó BHXH tăng 10,2 tỷ đồng, kinh phí công đoàn tăng 413 triệu đồng, bù lương cho NLĐ tăng 2,62 tỷ đồng…

Đó chỉ là 3 trong số hàng chục DN lớn trong ngành dệt may đang phải oằn mình chi trả các khoản phí tăng “chóng mặt” theo từng năm. Điều đáng nói là nhưng vài năm trở lại đây, đặc biệt là thời điểm 2016 này khi mà kim ngạch XK đang sụt giảm thê thảm, đơn hàng không có, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì những khoản phí tăng như trên vô hình chung đang trở thành những gánh nặng quá lớn đối với các DN.

Nhìn lại khoảng 7 năm trở lại đây, mức tăng lương tối thiểu mỗi năm một cao. Cụ thể, từ giai đoạn 2008 - 2016 lương tối thiểu vùng tăng bình quân 26,4% đối với các DN trong nước và 18,1% đối với các DN FDI, trong khi mức tăng CPI bình quân chỉ 10,7%/năm và năng suất lao động chỉ tăng 3,9%/năm (số liệu của Bộ phận kỹ thuật HĐTLQG). Bởi vậy mới nói, sức chịu đựng của DN là có giới hạn, nhất là với các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, thủy sản…

Trước bối cảnh kinh doanh không có lãi, chi phí lương tăng, nhiều DN dệt may không có xu hướng đầu tư mở rộng sản xuất

Thu nhập người lao động giảm

Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu với mức tăng lương tịnh tiến như hiện nay, đặt ra trong bối cảnh thị trường ngày một khó khăn, sản phẩm dệt may VN không cạnh tranh nổi với các sản phẩm cùng loại ở các nước thì sẽ dẫn đến hệ lụy gì với DN dệt may VN?

Hiện nay nhiều DN dệt may trước bối cảnh kinh doanh không có lãi nên có xu hướng không đầu tư mở rộng sản xuất, đặc biệt đầu tư về các vùng 3, vùng 4 do lao động trình độ tay nghề thấp, năng suất thấp, phải bù lương, tiền bảo hiểm, chi phí vận chuyển cao làm giảm cơ hội tạo việc làm cho các vùng nông thôn. Đơn cử như Công ty CP May Sông Hồng - Nam Định, khi đầu đưa vào hoạt động cơ sở sản xuất mới tại huyện Nghĩa Hưng (vùng 3) với 2000 lao động, Công ty này đã phải bỏ ra khoản bù lỗ cho năm 2016 lên tới 45-50 tỉ đồng, trong đó có 27 tỉ đồng đóng báo hiểm các loại và gần 20 tỉ đồng bù lương 1 triệu đồng/người/tháng. Rõ ràng, việc tăng lương tối thiểu lên cao sẽ xảy ra tình trạng cào bằng, thu hẹp khoảng cách giữa người lao động có tay nghề, trình độ cao và người có trình độ, tay nghề thấp và không khuyến khích những người tích cực.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Vitas cho biết, mức tăng lương tối thiểu năm 2016 đã tác động rất lớn tới DN, đặc biệt làm tăng chi phí nhân công, vốn đã chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất đã khiến các DN không còn mặn mà đầu tư mở rộng sản xuất. Chỉ tính riêng tiền lương và các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn hiện đã chiếm tới 72-78% giá gia công của sản phẩm may XK. Các loại chi phí khác như khấu hao tài sản, phụ tùng thay thế, điện nước, vận tải, lãi vay, chi phí XNK, chi phí văn phòng, quản lý… chỉ còn lại từ 22-28%.

Bởi vậy, Vitas kiến nghị, nếu chính phủ quyết định tăng lương 7,3% theo đề xuất của HĐTLQG, đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP, không dùng tiền lương tối thiểu làm căn cứ xây dựng mức lương khởi điểm (bậc 1) trong hệ thống thang, bảng lương. Mặt khác, nên giãn thời gian tăng lương tối thiểu 2 - 3 năm tăng một lần thay vì hàng năm…

Theo Quốc Anh: DĐDN

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.117.801
Khách
: 301
 
Lương tối thiểu vùng đang trói chân doanh nghiệp Rating: 5 out of 10 87551.
Core Version: 1.8.0.0