Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2018 dự kiến khoảng 33,5 – 34 tỷ USD

12/12/2017 03:49 CH

Đó là nhận định của Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tại cuộc họp báo ngày 11/12/2017 do VITAS tổ chức tại TP. HCM.  

Năm 2017 là năm đã đặt ra nhiều thời cơ cũng như khó khăn và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam, đồng thời ghi nhiều dấu ấn quan trọng trong hoạt động của VITAS. Trong năm 2017 VITAS đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xây dựng chiến lược và các chương trình phát triển ngành dệt may, tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức dệt may quốc tế và khu vực. Đặc biệt, phối hợp có hiệu quả với các Bộ ngành, các tổ chức trong và ngoài nước trong việc vận động đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may tại Việt Nam, xúc tiến mở cửa thị trường xuất khẩu và chống các rào cản thương mại quốc tế, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại và xây dựng hình ảnh ngành thời trang Việt Nam, đã góp phần tích cực trong việc xây dựng thương hiệu dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế. Năm 2017 VITAS đã tập hợp nhiều các kiến nghị quan trọng trình Chính phủ cũng như các cơ quan ban ngành để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. 

 

Khái quát về tình hình thực hiện nhiệm vụ 2017, Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS cho biết, Năm 2017 toàn ngành đã đã có nhiều bước đột phá, vượt qua khó khăn thách thức, từng bước ổn định, kim ngạch XK dự kiến đạt 31 tỷ USD, tăng 10,23% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2017, ngành dệt may có nhiều biến đổi, chúng ta có thêm nhiều thị trường mới, thị trường Nga và SNG truyền thống đang được phục hồi. Từ quý 2 trở đi, dòng đầu tư nước ngoài đã quay trở lại Việt Nam. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như các hiệp định FTA khác mà Việt Nam tham gia đang có tác động tích cực đến ngành dệt may Việt Nam. Từ cuối quý 2, các đơn hàng đang quay trở lại Việt Nam. Đặc biệt, VITAS tiếp tục lấy ý kiến của các DN, đề xuất với Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và ban hành các chế độ chính sách để giảm bớt các khó khăn, tạo thuận lợi nhất cho DN trong SX KD và XNK. Trong hoạt động đối ngoại, năm 2017, VITAS đã phối hợp với nhiều tổ chức, hiệp hội, liên đoàn dệt may… của nước ngoài tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, hội chợ, triển lãm, lớp đào tạo … để vừa kêu gọi đầu tư của nước ngoài, vừa nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm, bồi dưỡng nguồn nhân lực, góp phần phát triển bền vững của mỗi DN cũng như ngành dệt may.

Về phương hướng năm 2018, Ông Giang nêu rõ, kim ngạch XK ngành dệt may dự kiến khoảng 33,5 – 34 tỷ USD. Để đạt mục tiêu trên, ngành dệt may sẽ triển khai 5 giải pháp chiến lược. Đó là:

-  Xây dựng chiến lược về phát triển công nghệ 4.0 (CN 4.0). Đây là một giải pháp thiết yếu của các DN để nâng cao tính cạnh tranh, tạo sự đột phá, khác biệt so với những năm trước.

-   Kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các khâu đang là nguồn cung thiếu hụt của ngành dệt may nhằm hạn chế tối đa việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu, góp phần tăng thặng dư thương mại. Dự kiến thặng dư thương mại của ngành dệt may trong năm tới sẽ khoảng 18 tỷ USD, thay vì chỉ 15,5 tỷ USD như năm 2017.

-   Áp dụng rộng rãi mô hình quản lý Lean trong ngành may. Xây dựng DN theo hướng xanh, sạch, an toàn, thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa áp lực về thời gian làm việc, tạo động lực làm việc cho người lao động. 

-   Phát triển ngành thời trang gồm thiết kế thời trang và kinh doanh thời trang, tăng tỷ trọng các DN sản xuất kinh doanh theo phương thức ODM và OBM.

-   Xây dựng chuỗi cung ứng, liên kết hợp tác trong ngành dệt may cũng như Hiệp hội Dệt May nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao tính cạnh tranh của DN dệt may.

 

Trả lời câu hỏi về thách thức của CN 4.0 đối với ngành dệt may, Ông Giang cho rằng, CN 4.0 là cơ hội tốt cho các DN, tuy nhiên thách thức cũng không nhỏ. Các DN phải tìm ra giải pháp phù hợp. Kết cấu của DN, kết cấu sản phẩm phải thay đổi. Đối với lao động phải đào tạo và sắp xếp lại. Khả năng lao động bị mất việc làm là không lớn.

Về các kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan, Ông Giang cho biết, trong năm 2017, VITAS đã kiến nghị 15 vấn đề lớn, trong đó có 7 vấn đề liên quan đến bộ Công thương. Về quy hoạch ngành dệt may, do bản Quy hoạch cũ đã có nhiều nội dung không còn phù hợp, VITAS đã đề nghị Bộ Công thương xây dựng mới bản quy hoạch. Hiện tại, Bộ đã soạn thảo bản Quy hoạch mới và đang lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị liên quan.    

 

Theo kế hoạch, ngày 15/12/2017, VITAS sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết tại thành phố Đà Nẵng với sự tham gia của BCH và toàn thể hội viên. Hội nghị sẽ tổng kết đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh ngành dệt may Việt Nam, kết quả hoạt động của Hiệp hội Dệt May Việt Nam năm 2017 và xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp năm 2018.

Bài và ảnh: Nguyễn Bình - VITAS 

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.465
Khách
: 211
 
Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2018 dự kiến khoảng 33,5 – 34 tỷ USD Rating: 5 out of 10 94152.
Core Version: 1.8.0.0