Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Ba, 30/04/2024

Đăng ký nhận tin

Những điều DN cần chú ý khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ

23/02/2016 03:36 CH
Trong khuôn khổ Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2016 vừa được tổ chức tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp (DN) đã đánh giá rất cao những nội dung chia sẻ của ông Đào Trần Nhân- Tham tán Công sứ thương mại tại Hoa Kỳ về những điều cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ. Đặc biệt là sản phẩm về giày dép, may mặc, hoa quả và gạo…
Đối với những sản phẩm gạo của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ đang vấp phải yếu tố dư lượng kháng sinh (MRL). Ông Đào Trần Nhân cho biết, phía Hoa Kỳ hiện nay đang rất mập mờ đối với vấn đề này. Tức là họ không đưa ra quy định cụ thể hàm lượng như thế nào là được phép, như thế nào là không được phép. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang làm việc rất tích cực với phía Hoa Kỳ về vấn đề này và cũng đề nghị phía Hoa Kỳ có quy định rõ đối với yêu cầu về dư lượng kháng sinh (bao nhiêu phần tỉ) trong gạo nhập khẩu từ Việt Nam.

Ông Đào Trần Nhân Tham tán Công sứ thương mại tại Mỹ chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Chu Tuấn

Cơ hội cho ngành may mặc và giày dép

Năm 2015, Việt Nam đã ký kết thêm được 4 Hiệp định quan trọng với các khu vực thị trường rộng lớn. Đó là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh kinh tế Á- Âu và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc.

Ông Đào Trần Nhân cho biết, các hiệp định thương mại đã được ký kết sẽ tạo ra cơ hội mới cho xuất khẩu, cho các ngành công nghiệp và thương mại của Việt Nam, giúp Việt Nam gia tăng xuất khẩu và giảm nhập siêu. Trong số 11 nước tham gia TPP, xuất khẩu vào Hoa Kỳ của Việt Nam đứng đầu về mặt hàng dệt may và giày dép.

Năm 2014, Việt Nam phải đóng thuế gần 1,68 tỷ USD cho mặt hàng dệt may vào Hoa Kỳ chiếm tới 3/4 tổng số thuế Mỹ thu được tại tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Dư hội nghị có nhiều đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh khu vực phía Nam. Ảnh: Chu Tuấn

Tương tự đối với mặt hàng giày dép, 99% giày dép bán tại Hoa Kỳ là hàng nhập khẩu. Năm 2014 chính phủ Mỹ thu được hơn 2,7 tỷ USD tiền thuế đánh vào giày dép; trong đó,11 nước TPP nộp 449 triệu USD và riêng Việt Nam đã phải đóng 445 triệu USD chiếm hơn 99% tổng số thuế 11 nước TPP phải đóng cho giày dép và Hoa Kỳ.

Ngay từ năm đầu TPP có hiệu lực thực thi, hầu như toàn bộ các dòng Thuế may mặc và giày dép vào Hoa Kỳ sẽ ngay lập tức giảm xuống còn 0% ngoại trừ một số rất ít mặt hàng sẽ giảm thuế theo lộ trình (giảm dần xuống 0% sau 11 đến 13 năm).

Với việc thực thi Hiệp Định TPP, Việt Nam sẽ là ngôi sao đang lên tại thị trường Hoa Kỳ và sẽ vươn lên “gặm nhấm” dần thị phần của hàng Trung Quốc tại thị trường hết sức quan trọng này. Theo tính toán của hiệp hội giày dép Hoa Kỳ, thị phần mặt hàng giày dép của Việt Nam ở mức 12% hiện nay (chỉ đứng sau Trung Quốc) sẽ tăng lên 22% vào năm 2019.

Những lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ

Ngay năm đầu thực hiện TPP, giày dép vào Hoa Kỳ sẽ giảm được 450 triệu đô thuế nhập khẩu. Sau 10 năm sẽ giảm được 6 tỷ USD. Theo tính toán của Viện Peterson Hoa Kỳ, khi TPP đi vào thực thi, Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu 32% và GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 25%.

Vì vậy ông Đào Trần Nhân cũng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu và tận dụng các cơ hội do TPP mang lại để tăng xuất khẩu, tăng thu, tăng thu hút đầu tư nước ngoài, cân bằng quan hệ với các khu vực thị trường trọng điểm và phân bố lại nguồn lực trong nước. Đồng thời, cũng cần phải sẵn sàng đương đầu với sức ép cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa do việc giảm thuế nhập khẩu về 0% và mở cửa thị trường Việt Nam cho hàng hóa nước ngoài.

Đối với các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng thực phẩm và đồ uống cho người và động vật vào thị trường Hoa Kỳ, ông Đào Trần Nhân chia sẻ 3 vấn đề mà các DN cần lưu ý trong Luật hiện đại hóa về an toàn vệ sinh thực phẩm của Hoa Kỳ.

Thứ nhất, cần nghiên cứu nội dung quy định của luật này để tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngay từ bây giờ, DN cần phải lưu giữ hồ sơ sản xuất chế biến của từng lô hàng hóa để phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc sau này do phía Hoa Kỳ thực hiện.

Thứ hai, cần sẵn sàng đáp ứng yêu cầu kiểm tra tại chỗ các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm của phía Hoa Kỳ. Từ chối không cho kiểm tra cũng đồng nghĩa với việc bị từ chối nhập khẩu.

Thứ ba, trong lần xuất khẩu đầu tiên, các DN phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ để giải trình về các biện pháp kiểm soát ngăn ngừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất để đảm bảo rằng sản phẩm sản xuất ra là an toàn đối với người tiêu dùng.

Doanh nghiệp muốn xuất khẩu thực phẩm và đồ uống vào thị trường Hoa Kỳ cần đăng ký chất lượng với Cục Quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ; cần đăng ký cơ sở sản xuất kinh doanh để được cấp mã số kinh doanh của FDA trước khi xuất khẩu hàng hóa; cần đăng ký người đại diện tại Hoa Kỳ (Local Agent).

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu hoa quả tươi vào Hoa Kỳ, ông Đào Trần Nhân lưu ý, hiện mới chỉ có 4 loại hoa quả tươi được phép xuất khẩu vào Hoa Kỳ là thanh long, chôm chôm, vải và nhãn. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang làm việc với phía Hoa Kỳ để cho 2 mặt hàng xoài và vú sữa. Đối với 1 loại hoa quả của Việt Nam, muốn xuất vào thị trường Hoa Kỳ thì thời gian để được cấp phép mất từ 5- 7 năm.

Theo Chu Tuấn - Báo Thanh Tra

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.123.023
Khách
: 71
 
Những điều DN cần chú ý khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ Rating: 5 out of 10 93951.
Core Version: 1.8.0.0