1.
1. Ý kiến của VCCI: ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch chia sẻ hai nội dung chủ yếu:
- Quan tâm bổ sung người lao động tại các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất (không chỉ lao động tại các khu công nghiệp) vào danh sách ưu tiên tiêm chủng sớm, nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động, ngăn chặn dịch bệnh, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hướng dẫn cụ thể về chủ trương xã hội hóa nguồn cung văc xin và việc tiêm phòng. Đồng thời tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động tại doanh nghiệp kịp thời, an toàn ngay sau khi vắc xin được nhập khẩu về Việt Nam.
2. Ý kiến của VITAS- Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch HIệp hội: Ngành dệt may Việt Nam là ngành có đông nhân công, có tầm quan trọng lớn đến đóng góp kim ngạch xuất khẩu và giải quyết an sinh xã hội, có những DN lên hàng vạn người tập trung với mật độ cao. Từ đầu dịch năm 2020 đến nay chúng ta nổi lên trên trường quốc tế như một cam kết về giữ vững sản xuất ổn định, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tuy nhiên nếu chúng ta không giữ được thành trì này, để Covid tràn vào thành quả lao động sẽ bị phá vỡ. Chỉ cần 1 DN bị dãn cách, cách ly không làm việc từ 14-21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất một năm tan vỡ, hậu quả vô cùng to lớn. Vận mệnh của DN nguy cấp, người lao động mất việc không còn thu nhập. Thiệt hại có thể lên tới hàng chục tỷ USD. Với tình hình hiện nay, việc phục hồi và giữ cho khối du lịch, dịch vụ là khó khăn. Nhưng giữ cho khối sản xuất an toàn là khả thi. Hiện một số nước láng giềng của chúng ta như Campuchia, Malaysia chính phủ đã thực hiện ưu tiên tiêm vắc xin cho các DN thuộc khối dệt may. Vì vậy, VITAS kiến nghị Thủ tướng và Chính phủ bao gồm:
i. Ưu tiên tiêm vắc xin cho các DN đông lao động ở khu vực trung tâm dịch
ii. Ưu tiên cho các DN được mua Vacxin tiêm cho người lao động (theo chủ trương xã hội hoá mà chính phủ đề xuất) để đẩy nhanh quá trình miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm Vacxin.
iii. Tạo điều kiện vận động các kênh đối tác, các tổ chức quốc tế, các nhãn hàng cùng phối hợp hành động để mang nguồn vắc xin về cho Việt Nam trên cơ chế doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp.
3. Ý kiến của Eurocham: Ông Nguyễn Hải Minh, cho biết, DN sẵn sàng đóng góp về tài chính và chuyên môn kinh nghiệm để tham gia vào quá trình phân phối, bảo quản và tổ chức tiêm cũng như xác nhận tiêm chủng. Tuy nhiên, vị đại diện này cũng cho biết, hiện nay chưa có doanh nghiệp nào thuộc hiệp hội đàm phán để mua vắc xin về được mà trông chờ vào nguồn cung do Chính phủ.
4. Ý kiến của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) ông Nguyễn Hoài Nam – Phó TTK đề nghị cho phép Hiệp hội VASEP đăng ký mua 500.000 liều vắc xin mà Chính phủ đang đặt mua và tự chịu chi phí mua, tổ chức tiêm cho người lao động của mình.
5. Ý kiến của Hiệp hội Da - Giày và Túi xách Việt Nam (LEFASO): Cùng ý kiến với VASEP, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký cũng bày tỏ mong muốn để doanh nghiệp tự chi trả chi phí tiêm vắc xin cho người lao động và tin tưởng vào nguồn cung vắc xin của Chính phủ.
6. Ý kiến của Hội đồng kinh doanh Mỹ và ASEAN (USABC) ông Vũ Tú Thành- Trưởng Đại diện cho biết, toàn bộ vắc xin hiện nay trên thế giới đều đang được cấp phép lưu hành khẩn cẩp mà chưa có MA (cấp phép lưu hành thương mại). Do đó, các DN sản xuất vắc xin chưa bán vắc xin thương mại, tức là chưa giao dịch với khối DN, mà chỉ giao dịch với các chính phủ và tổ chức được chín phủ chỉ định. Ông Thành cũng cho biết, DN Âu, Mỹ, theo quy định của công ty tại chính quốc, thì không được phép đóng góp vào quỹ của Chính phủ. Vì thế, ông đề xuất USABC có thể hình thành một quỹ riêng để các DN của hiệp hội đóng góp chi phí tiêm vắc xin và hỗ trợ hạ tầng bảo quản, vận chuyển vắc xin. Ông cũng đề xuất chính phủ Việt Nam xem xét chơ chế chia sẻ vắc xin với những quốc gia có vắc xin nhưng chưa dùng đến, dư thừa.
Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
Tiếp thu các kiến nghị, góp ý từ cộng đồng doanh nghiệp về việc nhập khẩu vắc xin và tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận cuộc họp như sau:
1. Việt Nam không thiếu tiền để nhập khẩu Vắc xin, mà do nguồn hàng khan hiếm, đặc biệt nguồn hàng từ nay đến trước tháng 10/2021.
2. Do tính chất khan hiếm và các vấn đề liên quan đến sinh mệnh con người, các hãng sản xuất Vắc xin sẽ chỉ đàm phán bán qua kênh Chính phủ hoặc các DN được chính phủ và Bộ Y tế chỉ định (Danh sách 36 công ty được Bộ Y tế chỉ định chính thức có tại đường LINK)
3. Tới nay, chính phủ Việt Nam đã đàm phán 150 - 170 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 từ nhiều nguồn đến hết năm nay đủ cho nhu cầu, tiến độ tiêm phụ thuộc thời gian các lô hàng về.
4. Chính phủ quyết định rang, không phải cứ có tiền là được tiêm trước mà phụ thuộc vùng có nguy cơ và thứ tự ưu tiên của Việt Nam theo nguyên tắc tiếp cận công bằng của Liên Hiệp Quốc. Trong đó, khi ở vùng có nguy cơ cao, người lao động sẽ được đưa vào danh sách ưu tiên.
5. Không bắt buộc DN đóng góp tiền mua Vắc xin. Chính phủ chỉ khuyến khích DN tự nguyện đóng góp vào quỹ Văc xin COVID-19 bằng nhiều hình thức. Hiện nay, Chính phủ đã chuẩn bị đủ tiền để tiêm miễn phí cho nhân dân đến 70% dân số để có miễn dịch cộng đồng.
6. Chính phủ không bắt buộc doanh nghiệp, hiệp hội phải trả tiền tiêm vắc xin cho người lao động. Chính phủ cũng không ra điều kiện doanh nghiệp phải đóng góp vào quỹ Vắc xin thì người lao động mới được tiêm.
7. Trong tình hình hiện nay, chính phủ yêu cầu DN và các Hiệp hội không thông qua qua kênh trung gian để mua vắc xin, mà nên tập trung vào lo sản xuất, đặc biệt thực hiện thật tốt các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Bạn chỉ đạo quốc gia và Bộ Y Tế.
Cuộc họp kết thúc với sự tin tưởng và ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp với các chính sách, chỉ đạo nhất quán từ Chính phủ trong việc phòng chống bệnh dịch và quá trình tổ chức mua, tiêm vắc xin tới toàn thể người dân và cộng đồng doanh nghiệp an toàn, kịp thời và hiệu quả.