Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

CHỦ TỊCH VITAS LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN VIỆN FES VÀ TỔNG LÃNH SỰ CHLB ĐỨC

28/10/2014 03:30 CH

Ngày 22/10/2014, tại TP.HCM, Ông Vũ Đức Giang-Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Viện Friedrich Ebert (FES), Tổng lãnh sự Đức tại Tp.HCM và các đại biểu quốc hội của CHLB Đức.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN, tiếp đoàn đại biểu Viện Friedrich Ebert (FES),
Tổng lãnh sự Đức tại Tp.HCM và các đại biểu quốc hội của CHLB Đức

Cùng dự buổi tiếp, về phía Vitas có bà Nguyễn Thị Tuyết Mai -Trưởng VPĐD Vitas tại Tp. HCM; về phía Công đoàn Dệt May Việt Nam (CĐDMVN) có Ông Nguyễn Tùng Vân- Chủ tịch và bà Nguyễn Thị Thủy-Phó Chủ tịch.

Mục đích của đoàn đến làm việc để trao đổi và tìm hiểu về tiêu chuẩn, môi trường làm việc trong ngành dệt may ở Việt Nam qua ý kiến của Vitas và CĐDMVN.

Khái quát tình hình ngành dệt may VN, Ông Vũ Đức Giang cho biết, các thị trường XK dệt may lớn của VN gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, tiếp theo là Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài ra 1 số thị trường ở Trung Đông, châu Phi… Ngành dệt may hiện có khoảng hơn 6400 doanh nghiệp (DN) với quy mô từ 500 lao động trở lên, khoảng 2 triệu lao động trong các nhà máy công nghiệp và hơn 2 triệu lao động trong các ngành phụ trợ dệt may. Đây là ngành sử dụng lao động nhiều nhất, có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, ngành có giá trị thặng dư lớn nhất. Ngành dệt may có tổ chức công đoàn toàn ngành. Vitas và CĐDMVN đã ký Thỏa ước Lao động tập thể ngành (TƯLĐTT) với mục tiêu thúc đẩy cam kết của giới chủ về đảm bảo lợi ích cho người lao động. Trong ngành dệt may hiện không còn DN nhà nước, tất cả đã cổ phần hóa. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng của các DN FDI chiếm khoảng 68%, còn DN trong nước chiếm hơn 30%. Sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có sự đóng góp lớn của các DN FDI. Ông Vũ Đức Giang cũng đề nghị các đại biểu quốc hội CHLB Đức ủng hộ và tác động để thúc đẩy việc ký Hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU cũng như tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức.

Chúc mừng những thành công của Việt Nam trong sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành dệt may, các đại biểu trong đoàn Viện FES quan tâm đến những điều kiện làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may.

Ông Nguyễn Tùng Vân cho biết, ngành dệt may là ngành sử dụng lao động nhiều nhất, trong đó hơn 70% là lao động nữ, có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về tranh chấp lao động. Trong suốt 4 năm qua Công đoàn dệt may cùng với Vitas đã làm được một việc lớn là ký TƯLĐTT ngành. Đây là TƯLĐTT ngành đầu tiên ở Việt Nam. Kết quả đạt được rất tốt, thu nhập thực tế của người lao động tăng hơn 70% so với cách đây 4 năm và luôn luôn cao hơn mức lương tối thiểu của nhà nước. Trong TƯLĐTT, không chỉ có vấn đề tiền lương và thu nhập. Người lao động rất thỏa mãn về các điều kiện lao động như: vấn đề chống nóng, nhà vệ sinh, nhà ăn, trang thiết bị lao động…Một số đơnvị đang khôi phục nhà trẻ, nhà mẫu giáo... Đặc biệt Vinatex đang có chủ trương xây dựng nhà ở cho người lao động. Qua việc thực hiện TƯLĐTT, nhận thức về pháp luật của người lao động được nâng lên rõ rệt, những người công nhân ngày càng gắn bó với doanh nghiệp. Ông Vân cũng nhìn nhận, số lượng công nhân được hưởng trực tiếp những điều kiện của TƯLĐTT ngành chưa nhiều-mới khoảng 10% nhưng sức lan tỏa của TƯLĐTT ngành lại rất lớn. Những doanh nghiệp áp dụng TƯLĐTT ngành, người lao động có điều kiện lao động tốt hơn và vấn đề thành công là tạo được thị trường lao động. Phương hướng trong thời gian tới của Công đoàn và Hiệp hội là tiếp tục mở rộng đối tượng áp dụng và bổ sung thêm các nội dung mới trong TƯLĐTT cho phù hợp với tinh hình hiện nay.

Kết thúc buổi làm việc, Ông Nguyễn Tùng Vân mong muốn sự hợp tác giữa Viện FES với CĐDMVN được nâng lên một mức cao hơn trong thời gian tới./.   

Nguyễn Bình  , Vitas

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.841
Khách
: 1.168
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0