Buổi tọa đàm có sự tham gia của Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vitas, Bà Đặng Phương Dung - Phó trưởng Ban Cố vấn VITAS, Chuyên gia Công nghệ từ Lạc Việt cùng lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ và sản xuất kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam. Nêu lên thực trạng các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ và định hướng phát triển và hoàn thiện chuỗi cung ứng cho ngành dệt may, bà Đặng Phương Dung cho biết dệt may Việt Nam hiện đang đứng TOP 6 trong số 153 nước xuất khẩu may trên thế giới, đóng góp 16% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và chiếm tới gần 33% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.
Tuy nhiên, hiện tại dệt may Việt Nam vẫn chỉ chủ yếu cắt và may với giá trị gia tăng thấp, các doanh nghiệp đa phần hoạt động theo hình thức gia công hoặc FOB. Đây là điều vô cùng bất lợi khi có sự thay đổi về nguyên phụ liệu. Bài toán khó hiện trạng chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp ngành may hiện chưa đủ mạnh mẽ và vẫn chưa tận dụng được sản phẩm của nhau. Nguyên nhân chủ yếu ngoài việc chất lượng nguyên phụ liệu chưa đáp ứng được các yêu cầu thì giá thành chưa đủ cạnh tranh (dù chúng ta có lợi thế về nhân công rẻ) và thời gian giao hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng xuất khẩu là những yếu tố đánh mất cơ hội của doanh nghiệp may Việt Nam trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nước trong từng mức giá hay từng ngày từng giờ giao hàng. Hơn bao giờ hết việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất sẽ là một yếu tố bên trong làm gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may trước thềm hội nhập.
Bà Đặng Phương Dung - Phó trưởng Ban Cố vấn VITAS tham luận tại tọa đàm
Chia sẻ về vấn đề này Bà Mai - Văn phòng Hiệp hội Dệt may phía Nam cho hay: "Hôm nay khi đến với tọa đàm và được thấy giải pháp SureERP của Lạc Việt tôi rất phấn khởi, lý do là cách đây 2 năm khi đến Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCG) để đánh giá doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may thì đã thấy Thành Công ứng dụng ERP này. Tôi đã rất ngạc nhiên, ngỡ ngàng bởi vì đứng trước một màn hình cứ khoảng 1-2 giây thì từng công đoạn của chuỗi cung ứng bắt đầu từ khâu đặt hàng, kiểm soát từng loại nguyên phụ liệu dệt, nhuộm, may đang được tiến hành đến công đoạn nào đều được hiển thị. Thậm chí trên chuyền may, TGĐ Hàn Quốc có thể phát hiện ra trên chuyền may đó có bao nhiêu lỗi, cho nên tôi thấy hệ thống này cực kì ưu việt. Nếu chúng ta ứng dụng được toàn bộ vào quy trình của công ty thì việc quản lý sẽ rất hoàn hảo. Ban lãnh đạo TCG đã có tầm nhìn rất xa khi vào năm 2013 là hệ thống ERP này đã hoàn chỉnh, ứng dụng trong toàn bộ quy trình quản lý sản xuất."
Chuyên gia Nguyễn Văn Thạnh giới thiệu về giải pháp SureERP cho các DN dệt may
Bên cạnh đó, việc cảnh báo sớm càng cần được quan tâm khi chúng ta đang trên đà hội nhập, chuẩn bị đón các hiệp định thương mại, đặc biệt là TPP và các hiệp định thương mại tựdo EU. Để vững bước ra biển lớn, các doanh nghiệp dệt may cần có các bước chuẩn bị hay tầm nhìn lâu dài để có thể đề phòng các khả năng có thể vấp phải kiện chống phá giá, bảo hộ, các hàng rào kỹ thuật. Thực trạng chung tại các doanh nghiệp, các bộ phận quản lý đưa ra báo cáo rất rời rạc, không thể kiểm soát và đáp ứng được yêu cầu dữ liệu từ các phòng ban chức năng. Doanh nghiệp được ưu tiên xuất khẩu, miễn kiểm hóa nhưng khi hậu kiểm sẽ không trình bày và truy vấn được thông tin liền lạc từ các đơn hàng.Một giải pháp kết nối, kiểm soát chặt chẽ thông tin không những gia tăng năng lực canh tranh cho doanh nghiệp mà còn tránh được những rủi ro có thể vấp phải trong quá trình hoạt động.
Thu hút sự quan tâm đông đảo của các doanh nghiệp lớn ngành dệt may, lãnh đạo doanh nghiệp liên tục trao đổi, bày tỏ quan điểm của mình đối với vấn đề đường hướng hoạt động sắp tới của các doanh nghiệp dệt may được khơi gợi từ tọa đàm. Anh Minh - TGĐ Dệt Quân Đội 19/5 chia sẻ: "Rất cảm ơn Hiệp Hội Dệt May đã tạo điều kiện cho chúng tôi cùng ngồi lại bàn bạc tìm cách giải quyết vấn đề nhức nhối của ngành may. Về phía Lạc Việt đã đưa ra được giải pháp quản trị cho các doanh nghiệp ngành may. Chúng tôi sẽ ghi nhận điều đó, vì rằng chúng tôi nhận ra năng suất có vấn đề, do vậy cần có những chuyên gia như Lạc Việt để có thể phân tích, giải quyết triệt để các vấn đề đó. Để các doanh nghiệp dệt may thật sự vững bước cạnh tranh trên thị trường."
Phân hệ quản lý sản xuất của SureERP cho phép hoạch định và kiểm soát toàn bộ hoạt động của quá trình sản xuất, đánh giá được năng suất, hiệu quả của từng hoạt động. Cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời giúp tận dụng tốt các nguồn lực, cải thiện năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
|
(LHN - Lạc Việt)