Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 02/05/2025

Đăng ký nhận tin

Hướng dẫn thực hành kinh doanh có trách nhiệm - vì quyền trẻ em trong doanh nghiệp Dệt May Việt Nam

20/01/2024 04:19 CH

Ngày 29/12/2022, tại
Quyết định 1643/QD-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” đã đề cập đến mục tiêu phát triển ngành dệt may hiệu quả, bền vững, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Bộ quy tắc kinh doanh có trách nhiệm, phù hợp với thông lệ quốc tế về chuỗi giá trị có trách nhiệm trong ngành dệt may. Phát triển bền vững và kinh doanh có trách nhiệm đang dần trở thành vấn đề trọng tâm trong chiến lược của nhiều thương hiệu quốc tế và xu hướng phát triển chung toàn cầu, đặc biệt sau những tuyên bố, văn bản chỉ đạo của các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Hợp tác kinh tế (OECD) và Phát triển (OECD) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Ngoài ra, nhiều FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết, đặc biệt là EVFTA và CPTPP cũng ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn về lao động và môi trường.

Bên cạnh đó, ngày 14/7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 843/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027. VCCI, UNICEF tại Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phát triển bộ tài liệu “Hướng dẫn thực hành kinh doanh có trách nhiệm – vì quyền trẻ em trong doanh nghiệp Dệt May Việt Nam” nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và bền vững, tạo môi trường chính sách thuận lợi, đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu SDG ở Việt Nam.

Bộ tài liệu đưa ra các gợi ý nền tảng để doanh nghiệp tự đánh giá, ra quyết định xây dựng chính sách và quy tắc ứng xử, chương trình hành động trong kinh doanh phù hợp và tôn trọng quyền trẻ em; nhận diện rủi ro và giám sát giảm thiểu rủi ro liên quan người lao động nói chung và việc thực hiện quyền trẻ em nói riêng; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong chuỗi cung ứng. Bộ tài liệu hướng dẫn được xây dựng với mục đích gia tăng uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng và cơ hội cạnh tranh của doanh nghiệp với các nhãn hàng, nhằm gia tăng cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng vào các thị trường Dệt may áp dụng tiêu chuẩn nhân quyền.

Dựa trên bộ công cụ của UNICEF về Quyền Trẻ em trong chuỗi cung ứng may mặc và da giầy và các tài liệu liên quan khác về việc lồng ghép các vấn đề của trẻ em vào chuỗi cung ứng, kết hợp với việc thu thập thông tin thực tế từ 1 số công ty điển hình trong ngành; tiến hành các cuộc họp nội bộ và cuộc họp kỹ thuật; từ đó nhóm chuyên gia đã dần xác định một số khoảng trống trong quản lý quyền trẻ em, đánh giá tác đông của ngành tới quyền trẻ em, và đưa ra bản dự thảo cơ bản.

Tài liệu sẽ được tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện dựa trên các ý kiến đóng góp của các bên liên quan và các chuyên gia Dệt may, Quyền trẻ em và Luật trẻ em thông qua các buổi trao đổi nội bộ và 2 cuộc họp kỹ thuật để có bản cuối cùng thiết thực cho các doanh nghiệp trong ngành Dệt may.

 

Tin khác :
Bản quyền © 2025 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
Email : info@vietnamtextile.org.vn
VPĐD phía Nam : Lầu 8, 36 Phan Đăng Lưu, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.684.687
Khách
: 880
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0