Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Rà soát các hiệp định thương mại quan trọng - Kỳ I

31/07/2014 01:58 CH
Việt Nam đang tham gia đàm phán các hiệp định thương mại, dự kiến sẽ ký kết cuối năm nay (2014), đó là: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Khối tự do thương mại châu Âu...

Tiến trình đàm phán đang và sẽ diễn ra như thế nào, các vấn đề còn tồn đọng hiện nay, cơ hội mà các hiệp định mang đến cho nền kinh tế... sẽ được giải đáp một phần qua loạt bài viết với chủ đề “Rà soát các hiệp định thương mại quan trọng”.

Kỳ I: Việt Nam- EFTA Khơi thông dòng chảy thương mại và đầu tư

Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Khối tự do thương mại châu Âu (EFTA) bao gồm 4 quốc gia: Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ đã trải qua 8 vòng đàm phán. Các bên đang tiến hành công tác chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 25- 28/8 tại Hà Nội.

Tháng 4/2012, Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EFTA chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Khối EFTA. Ngay sau đó, phiên đàm phán đầu tiên đã diễn ra vào tháng 5/2012 tại Hà Nội. Đến nay, trải qua 8 vòng đàm phán, hiệp định đã được nhiều đồng thuận tích cực.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về tiến trình đàm phán hiệp định, Bộ trưởng Bộ Công Thương Na Uy Monica Maeland cho biết, các bên đã đạt được tiến triển ở nhiều vấn đề và có những bước tiến quan trọng trong việc thống nhất lời văn hiệp định tại các nội dung như thể chế, pháp lý, thương mại dịch vụ, thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ.

Để chuẩn bị cho vòng đàm phán sắp tới, Bộ Công Thương đang tích cực làm việc với trưởng nhóm đàm phán và các bộ, ngành liên quan về kết quả Phiên đàm phán thứ 8 và tiếp tục xin ý kiến về lời văn mới cho Phụ lục Dịch vụ vận tải và Phụ lục Di chuyển thể nhân trong Chương "Thương mại dịch vụ".

Các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu được ký kết, Hiệp định Thương mại Việt Nam- EFTA sẽ là hiệp định toàn diện, phù hợp với các nguyên tắc của WTO và đem lại lợi ích cho cả hai bên.

Về phía Việt Nam, có hai lợi ích rõ ràng nếu hiệp định này được ký kết. Đó là tăng cường cơ hội xuất khẩu và gia tăng thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước thuộc Khối EFTA.

Cụ thể, Việt Nam có thể gia tăng đáng kể xuất khẩu hàng công nghiệp tiêu dùng, nông sản, thực phẩm sang thị trường các nước thuộc Khối EFTA. Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam vào Khối EFTA là thuế đối với nông sản, thực phẩm tương đối cao, thuế suất tính theo giá trị trung bình gần 19%. Chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng nhưng theo các hiệp định thương mại mà EFTA đã ký, các nước thuộc Khối EFTA đều cam kết đưa toàn bộ dòng thuế của nhóm hàng công nghiệp, chế tạo về mức 0%. Do vậy, sau khi ký hiệp định, hàng hóa Việt Nam được hưởng thuế suất thấp cũng như có cơ chế tiếp cận thị trường các nước EFTA tốt hơn.

Bên cạnh đó, khi thu hút FDI từ Khối EFTA, Việt Nam còn có lợi ích lớn về dịch vụ với sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu thế giới. Theo nhận định, Việt Nam sẽ trở thành một địa điểm quan trọng của dòng đầu tư ra nước ngoài của các nước thuộc Khối EFTA, đặc biệt trong các lĩnh vực thế mạnh như tài chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại, chế tạo, dược phẩm, hàng hải…

Bộ trưởng Bộ Công Thương Na Uy Monica Maeland:

Na Uy luôn ủng hộ Việt Nam trong việc đàm phán tiến tới ký kết Hiệp định Thương mại với Khối EFTA bởi hiệp định sẽ giúp tăng cường các cơ hội thương mại giữa Na Uy và Việt Nam nhờ giảm thuế quan và gỡ bỏ các rào cản thương mại.

Kỳ II:  TPP bước vào giai đoạn  then chốt

Theo: Báo Công thương

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.828
Khách
: 1.155
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0