Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Tư, 30/04/2025

Đăng ký nhận tin

Hiệp hội Dệt May Việt Nam- VITAS - 25 năm Đồng hành cùng doanh nghiệp phát huy Sức mạnh nguồn nhân lực- Chìa khóa của thành công

20/01/2025 09:45 SA
 25 năm, VITAS đã có một hành trình phát triển ấn tượng, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam, đi cùng doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu Chuyển đổi số và Phát triển bền vững.
Từ khi thành lập năm 1999, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã đồng hành cùng doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước trong các hoạt động xây dựng chiến lược và các chương trình phát triển cho toàn Ngành Công nghiệp Dệt May Thời trang. 25 năm, VITAS đã có một hành trình phát triển ấn tượng, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt May Việt Nam, đi cùng doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu Chuyển đổi số và Phát triển bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp: Cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới, thị trường mới và các tiêu chuẩn quốc tế.

Trong Chuyển đổi số- Chuyển đổi xanh: nâng cao năng lực và nghiệp vụ xuất khẩu, nhận thức về ESG: Môi trường-Xã hội và Quản trị...Thông qua hội thảo, phiên tư vấn, đưa các nội dung cơ bản đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may, kỹ năng bổ trợ vào các lớp đào tạo ngắn hạn, nâng cao kỹ năng thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu về sản phẩm- doanh nghiệp của thị trường đích, chuẩn bị cho các tiêu chuẩn sắp được áp dụng, Đánh giá đúng giá trị tiềm năng, thương hiệu trên thị trường nội địa và khu vực, Mở rộng thị trường mới Trung Đông, Halal...

Đồng hành cùng cơ sở giáo dục đào tạo các kỹ sư công nghệ sợi dệt, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May, Viện Nghiên cứu Dệt May, các doanh nghiệp cung cấp phần mềm thiết kế, ứng dụng công nghệ nhân trắc học, nâng cao năng lực thiết kế, đào tạo tại chỗ, nâng cao kỹ năng thực chiến cho doanh nghiệp,...

Phối hợp cùng các cơ quan ngoại giao các nước trong chương trình đào tạo miễn phí cho  hội viên, doanh nghiệp nói chung, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hội thảo chuyên đề: thủ tục hải quan, thành lập văn phòng tại nước ngoài, kết nối với công ty tư vấn, phối hợp với Trung tâm WTO VCCI tham gia hội thảo, với Trung tâm Natec- Bộ Khoa học và Công nghệ hay đào tạo về sản xuất thông minh...

Hỗ trợ doanh nghiệp có thêm thông tin cập nhật góp phần kiểm soát được tất cả các yếu tố trong Chuỗi cung ứng Dệt May Việt Nam, từ giá cả, chất lượng, xã hội, gia tăng tỷ lệ tái chế, nguyên liệu bền vững, hữu cơ...phổ biến kiến nâng cao nhận thức xây dựng Cộng đồng doanh nghiệp bền vững chuẩn mực CSI được VCCI tổ chức hàng năm, phối hợp với tổ chức cấp chứng nhận và công ty kiểm toán: KNA, IDFL, BV, Deloitte, Tuv Reihland, Tuv Suv, cung cấp dịch vụ tư vấn đánh giá...

Tăng cường phổ biến, nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro: tài chính bền vững, tài chính xanh, trích lập quỹ dự phòng và tư vấn thuế Hợp tác với Ngân hàng để có thêm lựa chọn nguồn vốn xanh của doanh nghiệp, phối hợp với hội viên công ty kiểm toán: đào tạo, phổ biến tuân thủ, tư vấn thuế tránh rủi ro.

Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp: Tạo môi trường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy phát triển bền vững.

Cùng doanh nghiệp dự tọa đàm về Phát thải thấp, Biến đổi khí hậu với Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) về biến đổi khí hậu-thách thức toàn cầu, ảnh hưởng sâu rộng đến doanh nghiệp và môi trường, cơ hội của thị trường cũng như cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ carbon tại Việt Nam. Hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung kiến thức chuyên sâu, định hướng rõ ràng về cam kết Net Zero của Việt Nam tại COP 26.

Phổ biến thông tin chính sách tới các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có phát sinh khí nhà kính, doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, xây dựng kế hoạch giảm phát thải và đạt mục tiêu Net Zero, Tìm hiểu về các công cụ và phương pháp giảm phát thải hiệu quả...

Tham gia phiên họp kỹ thuật nhằm thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp, đồng hành với Tổ chức Lao động quốc tế ILO về thúc đẩy kỹ năng trong Ngành Dệt May. Với yêu cầu về bền vững, xanh hóa ngành dệt may, VITAS hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tập huấn phổ biến văn bản pháp quy như Luật Bảo hiểm xã hội...giúp doanh nghiệp thực hiện yêu cầu xã hội CSR... tăng tính cạnh tranh và hướng tới phát triển bền vững.

Tham gia và mời doanh nghiệp tham gia các nhóm đào tạo trong dự án của Cục Xúc tiến Thương mại, Chương trình Giao ban thương vụ-Bộ Công Thương-khóa học kiến thức thực tế, VCCI, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan DBAV...

Tham gia Ban Chuyên gia Chương trình Thương hiệu quốc gia Vietnam Value Tổ chức đào tạo trực tuyến- trực tiếp cấp chứng chỉ quốc gia/quốc tế; Phổ biến kiến thức chuyên sâu xây dựng thương hiệu đến cộng đồng doanh nghiệp, quản lý và tối ưu hóa chiến lược marketing đa kênh, giúp doanh nghiệp gỡ rối trong việc tìm kiếm khách hàng, phân tích dữ liệu, liên kết giữa các kênh... trong Kỷ nguyên số để tăng thêm hiệu quả kinh doanh…

Hiệp hội Dệt May Việt Nam phối hợp với Novaon Tech thực hiện khảo sát "Báo cáo Chuyển đổi số Ngành Dệt May 2022": 96,5% doanh nghiệp thực hiện khảo sát đã nhận thức được tầm quan trọng của Chuyển đổi số, 55,8% doanh nghiệp triển khai thành công phần mềm/ứng dụng ERP lõi (như Tài chính, Mua hàng, Đơn hàng, Kho hàng), 41,9% doanh nghiệp cho biết đã triển khai ứng dụng phần mềm nhân sự (HRM) nhằm phục vụ và hỗ trợ tính công lương tự động, Camera AI, đào tạo, tuyển dụng... nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng phần mềm ký hợp đồng điện tử, hệ thống máy tự động hoá trong sản xuất, quản lý sản xuất (MES)...

VITAS Phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp kịp thời thông tin chuyên ngành cho các đơn vị thông tấn báo chí đồng hành nâng cao và lan tỏa nhận thức về nền kinh tế tuần hoàn-kinh tế chia sẻ-kinh doanh có trách nhiệm-đạo đức trong cộng đồng...

Với nỗ lực không ngừng nghỉ Xây dựng Mạng lưới rộng lớn: Kết nối chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, Đội ngũ cán bộ có Chuyên môn cao về dệt may và các lĩnh vực liên quan,  

Trong tương lai, Hiệp hội Dệt May Việt Nam tiếp tục xây dựng định hướng Chiến lược phát triển Ngành Công nghiệp Dệt May Thời trang đa dạng hóa thị trường, đa dạng khách hàng và sản phẩm, sẽ:

Tăng cường đào tạo chuyển đổi số: phối hợp Tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo AI, Internet Vạn vật IoT, Dữ liệu lớn Big Data, công nghệ Chuỗi khối blockchain cho doanh nghiệp. Xây dựng nền tảng số: Phát triển nền tảng số tập trung vào việc chia sẻ thông tin, kết nối doanh nghiệp và hỗ trợ các hoạt động giao dịch...

Phát triển bền vững: từ Tham gia vào việc xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn về sản xuất bền vững trong ngành dệt may; Hỗ trợ doanh nghiệp các chứng nhận quốc tế và Phát triển và Tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Đề xuất các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế, hỗ trợ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu, hỗ trợ giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính và pháp lý, đổi mới sáng tạo Tăng cường khả năng chống chịu của doanh nghiêp.

Kết hợp công nghệ hiện đại: Chương trình đào tạo ngày càng chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất, như: phần mềm thiết kế 3D để tạo mẫu sản phẩm nhanh chóng và chính xác, Sản xuất thông minh: Áp dụng các công nghệ tự động hóa, robot vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Chất liệu mới: Nghiên cứu và phát triển các loại chất liệu mới thân thiện với môi trường, có tính năng đặc biệt như chống nước, chống cháy, kháng khuẩn...

Xây dựng mạng lưới: Kết nối với các nhà thiết kế, nhà sản xuất, người mẫu...với các sự kiện thời trang lớn: tuần lễ thời trang quốc tế, xu hướng thời trang mới nhất ...

Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng dệt may thứ ba thế giới. Việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu có thể gây ảnh hưởng lớn tới tình hình phát triển chung của toàn Ngành thời gian tới. Do đó, việc phát triển nguồn nguyên phụ liệu ngành dệt may là rất cần thiết. Với mong ước xây dựng Trung tâm giao dịch phát triển nguyên, phụ liệu cho Ngành Công nghiệp Thời trang Việt Nam từ những ngày đầu, Hiệp hội Dệt May tiếp tục đồng hành xây dựng Đề án Trung tâm nguyên liệu ngành dệt may và da giày để phát huy giá trị nội lực cốt lõi- nguồn nguyên liệu xuất xứ Việt Nam tận dụng ưu đãi Thuế trong các hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam đã tham gia ký kết với quy tắc xuất xứ đã đi vào thực thi.

Với những định hướng trên, VITAS tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngành Dệt May Việt Nam, góp phần đưa Ngành Dệt May Việt Nam trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực của đất nước.

 “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ, những nơi Người đã ghi dấu chân như Bảo tàng Dệt May, các nhà máy dệt may từ ngày đầu thành lập và Lời dạy “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”

Hiệp hội Dệt May Việt Nam luôn phấn đấu: “Đào tạo, Tự đào tạo, Đào tạo lại”, hoàn thiện và bổ sung: Kiến thức nghề nghiệp, Kỹ năng nghề nghiệp và Thái độ nghề nghiệp.

Khởi thủy từ Tổ Nghề-Bà Nguyễn Thị Sen, đến ngày Truyền thống Ngành Dệt May Việt Nam 25 tháng 3, Ngành Công nghiệp Dệt May Thời trang đã trở thành ngành công nghiệp có quy mô, với khoảng 3 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 43,57 tỷ USD.  

Xuân Ất Tỵ đang đến rất gần, “Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Với sự đồng hành của các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương, các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng, Ngành Công nghiệp Dệt May Thời trang Việt Nam từng bước hoàn chỉnh chuỗi cung ứng.

Cán bộ Công nhân viên Hiệp hội Dệt May Việt Nam nói riêng, CBCNV Ngành Dệt May Việt Nam nói chung luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ, nỗ lực phấn dấu cho mục tiêu phát triển Ngành và tự hào được đóng góp phần của mình trong Mùa Xuân Đất Nước./.

Tin khác :
Bản quyền © 2025 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
Email : info@vietnamtextile.org.vn
VPĐD phía Nam : Lầu 8, 36 Phan Đăng Lưu, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.681.428
Khách
: 2.839
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0