Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Hơn 100 người tham dự hội thảo do ITMF và VITAS tổ chức

19/08/2016 10:43 SA
Ngày 17/08/2016, tại TP. HCM, Liên đoàn Dệt Quốc tế (ITMF) và Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Tình hình ngành dệt may thế giới và Việt Nam, cơ hội để hưởng thuế quan ưu đãi thông qua việc tự chứng nhận xuất xứ”.  Hơn 100 người là đại diện các doanh nghiệp dệt may, trường đào tạo, viện nghiên cứu chuyên ngành dệt may đã tham dự hội thảo.

Bà Ng. Thị Tuyết Mai – Phó TTK Vitas giới thiệu đại biểu dự hội thảo

Mục đích của hội thảo nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may cập nhật những thông tin mới về tình hình ngành dệt may của thế giới cũng như của VN, các quy định về xuất xứ hàng hóa, tự chứng nhận xuất xứ trong XNK hàng dệt may.

 

Ông Andrew Macdonald - Ủy viên BCH ITMF phát biểu

Ông Christian Schindler – Tổng thư ký ITMF phát biểu

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe Ông Andrew Macdonald - Ủy viên BCH ITMF giới thiệu tổng quan về mục tiêu, cơ cấu và hoạt động của ITMF và Ông Christian Schindler – Tổng thư ký ITMF trình bày tham luận về hiện trạng và triển vọng ngành công nghiệp dệt thế giới cũng như tình hình mua sắm và sử dụng thiết bị ngành dệt. Các chuyên gia cũng đề nghị DN dệt may nên tham gia là thành viên ITMF để có thể hưởng nhiều lợi ích cho DN.

 

Ông Vũ Đức Giang  - Chủ tịch Vitas phát biểu

Phát biểu tại hội thảo, Ông Vũ Đức Giang  - Chủ tịch Vitas cho biết, trong 10 năm trở lại đây, mức tăng trưởng của ngành dệt may là thấp nhất. Ông Giang nhận định, vấn đề hội nhập toàn cầu là thách thức rất lớn đối với ngành dệt may. Hiện các DN dệt may thiếu thông tin về tình hình dệt may thế giới, về những bài học quản lý, đầu tư, công nghệ, năng suất lao động, tiết kiệm chi phí. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, các vấn đề như: giá cả, thời gian giao hàng, anh toàn trong SX và XNK, sự minh bạch, khả năng thích ứng và hội nhập ... càng trở nên cấp thiết. Thực tế các DN làm hàng dệt may với tỷ lệ ODM, OBM quá nhỏ, còn chủ yếu là CMT, những lợi ích chúng ta lấy lại càng nhỏ. Để xây dựng chiến lược cho mình DN thiếu thông tin về nguồn lực nhằm thích ứng thị trường, về xu hướng công nghệ và thời trang, về luật pháp và những quy định của các nước nhập khẩu. Ông Giang đề nghị các DN cần tăng cường tính cộng đồng, tạo sự kết nối rộng rãi. Trong đó phải xây dựng niềm tin với nhau, gắn với lợi ích để có sự minh bạch như vậy mối liên kết mới chặt chẽ và bền vững.    

 

Toàn cảnh hội thảo

Về nội dung Quy tắc xuất xứ (QTXX) hàng hóa, Bà Bùi Kim Thùy - Phó Trưởng phòng xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương đã giới thiệu khái quát về TPP và các Hiệp định FTA mà VN tham gia, lộ trình cắt giảm thuế và cách thức để được hưởng ưu đãi thuế quan, các QTXX áp dụng cho ngành dệt may, vấn đề tự chứng nhận xuất xứ. Bà Thuỳ cho biết, quy tắc quan trọng trong xuất xứ hàng hoá là xác định hàng hoá nhập khẩu có đủ điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan hay không? Khi đáp ứng quy tắc xuất xứ thì hàng hóa sẽ có C/O ưu đãi. Trong tổng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào một nước nào đó thì điều quan trọng nhất là có bao nhiêu phần trăm được hưởng ưu đãi thuế quan.

 

Bà Bùi Kim Thùy - Phó trưởng Phòng Xuất xứ Hàng hóa, Bộ CT phát biểu tham luận

QTXX luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các hiệp định thương mại tự do, Bà Thùy nhấn mạnh. QTXX giúp duy trì sự cân bằng hợp lý giữa “thuận lợi hóa thương mại” và “phòng tránh gian lận thương mại”, đo mức độ tận dụng ưu đãi từ các FTA của các nền kinh tế thành viên.

 

Ông Nguyễn Hữu Phúc – TGĐ Công ty Como trao đổi với các diễn giả  

Kết luận hội nghị, Ông Vũ Đức Giang khuyến nghị các DN dệt may tham gia là thành viên ITMF vừa để có thêm nhiều số liệu tổng hợp cần thiết, nắm được các hoạt động của ITMF, có mối liên kết trong chuỗi cung ứng, vừa có điều kiện tham gia các chương trình vận động chính sách, được tổ chức này bảo vệ lợi ích khi có xảy ra tranh chấp. Ông Giang yêu cầu các đại biểu sau khi tham dự các buổi hội thảo, tọa đàm … thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích, cần nỗ lực để biến những thông tin này thành các giải pháp cụ thể tại đơn vị, góp phần thiết thực vào sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp cũng như của ngành dệt may. 

Bài và ảnh: Nguyễn Bình - Vitas

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.773
Khách
: 1.100
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0