Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Xung đột Mỹ-Trung tác động mạnh, xuất khẩu dệt may “lỡ hẹn” 40 tỷ USD

03/12/2019 04:32 CH
 Năm 2019, ngành dệt may Việt Nam chịu sự tác động rất lớn của tình hình suy giảm kinh tế thế giới do biến động chính trị và xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung song ngành  vẫn giữ được mức tăng trưởng khá với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 39 tỷ USD.
xung dot my trung tac dong manh xuat khau det may lo hen 40 ty usd
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Nguyễn Thanh

Phát biểu tại buổi họp báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) về Lễ Kỷ niệm 20 năm thành lập và Hội nghị Tổng kết 2019 sáng nay 3/12, tại Hà Nội, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho hay: Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may dự kiến đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7,55% so với năm 2018. Như vậy, kết quả này kém 1 tỷ USD so với mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD đặt ra từ đầu năm nay.

Kim ngạch nhập khẩu dệt may cả năm ước đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21%. Giá trị nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu đạt 19,26 tỷ USD, tăng 4,96%. Giá trị nội địa tăng thêm (thặng dư thương mại) của hàng hóa dệt may xuất khẩu đạt 19,73 tỷ USD, tăng 10,19%; xuất siêu 16,62 tỷ USD, tăng 2,25 tỷ USD.

Về thị trường xuất khẩu: Hoa kỳ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 38,97%; EU đạt 4,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,28%; Trung Quốc đạt 4,25 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 10,9%...

Năm 2019 ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Vitas trong việc công tác vận động chính sách như tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc phản ánh, đề xuất tháo gỡ khó khăn liên quan đến thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu, thuế, hoàn thuế, góp ý sửa đổi Bộ Luật Lao động … gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan.

Năm 2019 là dấu mốc quan trọng đánh dấu 20 năm thành lập Vitas. Nhìn nhận tổng thể về chặng đường dài phát triển, vị Chủ tịch Vitas nhấn mạnh: 20 năm qua, ngành dệt may Việt Nam ghi nhận những dấu mốc ấn tượng.

Cụ thể, từ chỗ ngành dệt may chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ bé so với Thái Lan, Indonesia, Philippines…, đến nay dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh.

Đáng chú ý, thị trường trong nước 20 năm qua cũng tăng từ trên 300 triệu USD lên khoảng 4,5 tỷ USD. Thặng dự thương mại năm 2019 đạt 17,7 tỷ USD, tăng 106,5 lần so với 185 triệu USD của năm 1999.

Về vai trò của Vitas với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, theo ông Giang, trong 20 năm qua, Hiệp hội đã thực hiện tốt vai trò kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hình thành chuỗi cung ứng; tổ chức nhiều đoàn xúc tiến thương mại tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… để mở rộng thị trường xuất khẩu…

“Đặc biệt, Hiệp hội đã làm tốt vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp dệt may với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước để phán ánh những vướng mắc về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính…, đồng thời tham gia xây dựng chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp, tham gia các đoàn đàm phán của Chính phủ về các Hiệp định thương mại tự do”, ông Giang nói.

Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Vitas và Tổng kết năm 2019 sẽ được tổ chức vào ngày 13-14/12 tới tại Hà Nội. Lễ Kỷ niệm là cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và những thành tựu, đóng góp của Vitas vào sự phát triển của ngành, cũng như định hướng phát triển cho năm 2020 và giai đoạn tiếp theo, giai đoạn của thế giới phẳng, hội nhập toàn cầu; của cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu xanh hóa, phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam.
Nguồn: Hải quan online
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.865
Khách
: 1.192
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0