Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Đẩy mạnh "xanh hóa" ngành dệt may nhờ áp dụng công nghệ tái chế nước thải tiên tiến tại các khu công nghiệp

10/05/2022 03:37 CH
Với mục đich tăng cường nhận thức, học hỏi và tích lũy thêm kiến thức về hệ thống xử lý nước thải và khả năng tuần hoàn nước, ngày 5-6/5, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đã tổ chức chương trình Hội thảo “Mô hình xử lý nước thải và tái chế nước thải dệt nhuộm tại KCN Tam Thăng và KCN Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.
Tham dự hội thảo có đại diện VITAS, WWF và các doanh nghiệp, Ban quản lý KCN Tam Thăng và KCN Chu Lai.

Phát biểu khai mạc, bà Hoàng Thanh Nga – Quản lý chương trình dệt may WWF cho biết, dự án Xanh hóa ngành Dệt May, do WWF Việt Nam và VITAS chủ trì thực hiện, ra mắt năm 2018 đến nay đã có nhiều hoạt động thiết thực cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may, mang lại nhiều hiệu quả tích cực và được các doanh nghiệp trong ngành đánh giá cao, bời dự án tập trung vào cải thiện quản lý nước và năng lượng với mục tiêu dài hạn là tăng cường và nâng cao tính bền vững của hệ sinh thái và môi trường sống, hỗ trợ giảm nhẹ biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường sử dụng năng lượng bền vững và nâng cao hiệu quả sử dụng nước, năng lượng. Xanh hóa ngành Dệt May sẽ giúp giảm sự quan ngại của cơ quan quản lý địa phương khi phê duyệt các dự án khu công nghiệp dệt may chuyên biệt nhờ quy hoạch đã tính tới bảo đảm nghiêm ngặt tính bền vững về môi trường, đặc biệt là về vấn đề tiêu hao nước và xả nước thải.

 

Bà Hoàng Thanh Nga – Quản lý chương trình dệt may WWF Việt Nam

Theo ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS, Quý 1/2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 10,694 tỷ USD, tăng 20,38% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng. Tuy nhiên, ông Cẩm cho biết ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang phát triển mất cân đối, khâu yếu nhất vẫn là thượng nguồn như kéo sợi, dệt, vải, nhuộm. Nhập khẩu bông lên tới 99%, vải nhập khẩu gần 80% tổng nhu cầu (năm 2021 nhập 14 tỷ USD), tạo ra điểm “nghẽn” tại khâu dệt nhuộm, trong khi đó các dự án đầu tư vào dệt nhuộm lại bị ách tắc do lo ngại ô nhiễm môi trường.

 

Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS

“Hiện nay đã có các KCN chuyên ngành dệt may như DM Phố Nối B (Hưng Yên), Bảo Minh (Nam Định), Phong Điền (Thừa Thiên Huế), Tam Thăng, Bắc Chu Lai (Quảng Nam), Nhơn Trạch (Đồng Nai)… trong đó nhiều KCN có hệ thống xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Do đó, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư vào khâu dệt nhuộm là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp dệt may có thể đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn.”, ông Cẩm cho hay.

Ông Lê Ngọc Thủy – Giám đốc Ban quản lý KCN Tam Thăng cho biết, KCN Tam Thăng là 01 trong 05 KCN của Khu kinh tế mở Chu Lai nằm tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình và xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam với tỷ lệ lấp đầy đạt 75%, chủ yếu là các doanh nghiệp dệt may và phụ trợ ngành dệt may, sản xuất linh kiện, thiết bị ô tô… Hiện nay Nhà máy XLNT tập trung KCN Tam Thăng do Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng làm chủ đầu tư đang xử lý cho tất cả các Công ty đã hoạt động trong KCN với lượng nước trung bình 6,000 m3/ngày đêm. Hiện nay, nước thải sau xử lý của Nhà máy đã đấu nối vào Nhà máy Tái sử dụng nước KCN Tam Thăng với công suất đạt 26,000 m3/ngày đêm, nước thải sau xử lý đạt QCVN 01:2009/BYT (quy định cho nước ăn uống), tái sử dụng phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất trong KCN.

 

Ông Lê Ngọc Thủy – Giám đốc Ban quản lý KCN Tam Thăng

 

Ông Cao Minh Ngọc – Giám đốc Công ty CP giải pháp Công nghệ tái tạo

Tại hội thảo, doanh nghiệp tham dự đã có cái nhìn rõ nét hơn về hệ thống tuần hoàn, tái sử dụng nước thải và thông tin về giải pháp, ưu thế bảo vệ môi trường trong phát triển doanh nghiệp qua phần trao đổi cùng các diễn giả. Các doanh nghiệp đều nhất trí rằng, việc xây dựng các KCN với hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn có sức hút đặc biệt với nhiều nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc và gần đây là các nhà đầu tư đến từ châu Âu.


Đại diện đến từ VSIP, KCN Bảo Minh, Becamex IDC, PPJ đặt câu hỏi cho các diễn giả
 

VITAS cũng đặt ra mục tiêu “xanh hóa” với kế hoạch đến năm 2023, giảm 15% tiêu thụ năng lượng, 20% tiêu thụ nước; đến năm 2030, chuyển đổi “xanh hóa” ngành dệt may Việt Nam, đồng thời xây dựng được nhiều thương hiệu mang tầm quốc tế.  Ngành dệt may đang phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng các khu công nghiệp dệt may lớn có hệ thống xử lý nước thải, đáp ứng khả năng tuần hoàn nước, bảo vệ môi trường... để đáp ứng phần nào về nguồn nguyên liệu cho ngành.

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.765
Khách
: 1.091
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0