Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 29/03/2024

Đăng ký nhận tin

Hội thảo “Bền vững và truy xuất giải pháp cho thị trường biến động”

07/04/2023 04:26 CH
Bên lề hội chợ Saigontex 2023, ngày 6/4, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã tổ chức hội thảo “Bền vững và truy xuất giải pháp cho thị trường biến động” tại TP. Hồ Chí Minh.
 Ông Trương Văn Cẩm – Phó chủ tịch VITAS thông tin, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức, kết quả sản xuất kinh doanh Quý 1/2023 xuất khẩu dệt may VN giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Để đối mặt với môi trường kinh doanh đang biến động, bất định, phức tạp, theo các chuyên gia, chỉ có phát triển bền vững, linh hoạt mới có thể giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.

 

Ông Trương Văn Cẩm – Phó chủ tịch VITAS

Các thị trường nhập khẩu dệt may lớn của Việt Nam như Mỹ, EU đưa ra nhiều quy định khắt khe về nguồn gốc của sản phẩm như Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA) có hiệu lực từ ngày 21/6/2022, Luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức có hiệu lực từ ngày 1/1/2023... đòi hỏi doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề truy xuất nguồn gốc.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó tổng thư ký VITAS cho biết vấn đề truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng dệt may rất quan trọng, nhằm minh bạch thông tin sản phẩm, người tiêu dùng có cơ sở lựa chọn hàng hóa chính hãng và cơ quan quản lý nhà nước có thể quản lý và kiểm soát hàng hóa. “Tất cả các sản phẩm làm ra trong chuỗi cung ứng đó phải đảm bảo tuân thủ, không những là vấn đề lao động, các cam kết lao động trong các công ước cũng như là trong toàn chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp dệt may làm hàng FOB, ODM phải nghiên cứu những quy định truy xuất nguồn gốc của Việt Nam và các nước nhập khẩu thì mới có thể xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường” bà Mai nhận định.

 

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó tổng thư ký VITAS

Theo ông Kiều Mạnh Kha - Giám đốc phát triển bền vững Hiệp hội Bông Hoa Kỳ, VN là nước nhập khẩu bông lớn của Mỹ, nhận thấy yêu cầu từ các nhãn hàng ngày càng tăng về phát triển bền vững và minh bạch chuỗi cung ứng, CCI đã triển khai chương trình US cotton trust protocol trong nhiều năm. Đây là một trong những công cụ, chương trình mà ngành bông của Hoa Kỳ đưa ra để hỗ trợ thị trường, đặc biệt là hỗ trợ cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam để chuỗi cung ứng minh bạch hơn; từ đó, đáp ứng được nhu cầu của các nhãn hàng và nhãn hàng của Việt Nam được biết đến nhiều hơn.

 

Theo ông Kiều Mạnh Kha - Giám đốc phát triển bền vững Hiệp hội Bông Hoa Kỳ

Đại diện QIMA - nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp tuân thủ chuỗi cung ứng, hợp tác với 14,000 thương hiệu, nhà bán lẻ và nhà nhập khẩu để đảm bảo quản lý và tối ưu hóa mạng lưới cung ứng toàn cầu cũng đã phân tích, chia sẻ những giải pháp truy xuất nguồn gốc bông, sợi,… để doanh nghiệp có thể nhận thức rõ hơn, tìm cho mình hướng đi bền vững trong giai đoạn tới.

 

Đại diện QIMA Việt Nam

 

 

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.086.653
Khách
: 399
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0