Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM)

28/04/2022 05:58 CH
Chiều nay (28/4), phiên thảo luận về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU (CBAM) và thị trường carbon của Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội.

Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) được chính thức đề xuất lần đầu tiên vào ngày 11 tháng 12 năm 2019 trong khuôn khổ Thỏa thuận xanh của Liên minh châu Âu và đã được Nghị viện châu Âu (EP) phê duyệt. Ngày 14/7/2021, Ủy ban Châu Âu đã trình bày đề xuất lập pháp về CBAM.

Theo đó, tất cả hàng hóa nhập khẩu vào EU trong các lĩnh vực công nghiệp có cường độ các-bon cao, chẳng hạn như sắt thép, nhôm, xi măng, phân bón và điện, sẽ phải nằm trong phạm vi điều chỉnh của cơ chế CBAM.

CBAM sẽ áp dụng đối với việc phát trải trực tiếp khí CO2 ra môi trường trong quá trình sản xuất các sản phẩm trên. Để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, các sản phẩm nhập khẩu sẽ phải mua giấy phép ô nhiễm từ Hệ thống thương mại khí thải của EU (ETS) căn cứ vào lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất. Ngoài mục tiêu giảm thiểu khí thải carbon trên toàn cầu, việc EU dự định áp thuế biên giới carbon là do các quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào EU trực tiếp dẫn đến việc biến đổi khí hậu hiện nay nhưng chưa có chính sách đủ để giảm thiểu khí thải carbon và các hàng hóa xuất khẩu của nước này cũng chưa chịu mức thuế carbon công bằng như hàng hóa nội địa của EU. Tuy nhiên, những quốc gia xuất khẩu hàng hóa vào EU mà có những chính sách mạnh mẽ nhằm giảm thiểu khí thải carbon sẽ được miễn trừ thuế biên giới carbon.

Cơ chế sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2023 với thời gian chuyển đổi là 3 năm đến ngày 1 tháng 1 năm 2026. Trong giai đoạn chuyển tiếp, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu của họ mà không phải trả một khoản điều chỉnh phí nào. Vào cuối giai đoạn chuyển đổi của Cơ chế, tức năm 2025, Ủy ban Châu Âu sẽ đánh giá CBAM đang hoạt động như thế nào và có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn – bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp” (ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa). Sau khi được vận hành chính thức từ 1/1/2026, nhà nhập khẩu sẽ phải mua 1 chứng chỉ CBAM cho mỗi tấn Carbon Dioxide tương đương có trong sản phẩm nhập khẩu vào EU. Vi phạm các quy định của cơ chế CBAM sẽ bị xử phạt tương tự như trong hệ thống ETS của EU.

 

Cho đến nay, Nga là nhà cung cấp lớn nhất các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Trung Quốc. Nguồn: The Asia Foundation

Mặc dù được đề ra nhằm mục đích bảo vệ các ngành công nghiệp của EU có nguy cơ rò rỉ carbon và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của EU đồng thời đóng vai trò là một công cụ chính sách để khuyến khích các nước xuất khẩu giảm phát thải khí nhà kính, cơ chế CBAM cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Theo một số quan điểm từ các quốc gia châu Á, cơ chế CBAM không phải là công cụ thích hợp nhất để chống lại sự rò rỉ carbon, đồng thời không hiệu quả trong việc khuyến khích các đối tác thương mại hành động. Nghiêm trọng hơn, cơ chế này có thể dẫn đến gia tăng căng thẳng thương mại giữa các quốc gia.

Đối với Việt Nam, ngày 7/1/2022, Văn phòng Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/ND-CP về “Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn” nhằm giảm khoảng 564 triệu tấn CO2 vào năm 2030. Nghị định này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu chuyển đổi công nghệ để giảm thải khí carbon trong quá trình sản xuất. Từ đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam vào EU sẽ chịu mức thuế biên giới carbon thấp hơn hoặc không bị áp dụng thuế biên giới carbon khi các tiêu chuẩn về xả thải carbon trong quá trình sản xuất tuân theo tiêu chuẩn của EU.

Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.765
Khách
: 1.091
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0