Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Làm gì để đẩy tín dụng xanh vào ngành dệt may?

17/01/2022 08:42 SA
Nhiều năm qua, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tuy nhiên dư nợ tín dụng tại đây chỉ chiếm khoáng 1,5% trong tổng dư nợ cho vay toán nền kinh tế....

Hiện tại, rủi ro cấp tín dụng dệt may có thể kể đến như công nghệ đặc thù, môi trường, hóa chất và ô nhiễm; yếu tố thâm dụng lao động, xu hướng gia tăng lương tối thiểu và sự biến động nhân sự; lợi nhuận và giá trị tích lũy thấp, khả năng trả nợ khi các yếu tố tác động thay đổi; sự phụ thuộc vào thị trường và chuỗi giá trị toàn cầu, xu hướng thời trang và các rủi ro không thể dự đoán trước.

Để có thể tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, mục tiêu xanh hóa sản xuất, nâng cao trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất là yêu cầu cấp bách, mang tính chiến lược của ngành dệt may nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và thu hút được dòng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng trong bối cảnh Luật Bảo vệ môi trường đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Chung quan điểm, đại diện các tổ chức tín dụng đều đồng tình rằng, vấn đề cốt lõi nằm ở các doanh nghiệp dệt may. Về nguyên tắc, các ngân hàng khi cấp vốn phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về cho vay mà Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Trong số các dự án có hiệu quả thì các ngân hàng sẽ ưu tiên tài trợ các dự án xanh.

Lẽ đó, vấn đề mấu chốt là doanh nghiệp cần phải có các dự án có hiệu quả. Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, thay đổi quy trình sản xuất, triển khai giải pháp nhằm xanh hóa sản xuất, nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về môi trường; chuyển đổi quy trình, dây chuyền sản xuất sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo định hướng tăng trưởng xanh.

Còn bà Hoàng Thị Thanh Nga, Trưởng nhóm ngành dệt may của WWF cho rằng, bản thân ngành dệt may cũng đang gắng hết sức để phát triển xanh và nhìn nhận chương trình “xanh hóa dệt may” đối với Việt Nam là rất cần thiết. Nhận định này được bà Nga đưa ra dựa trên 4 lý do.

Thứ nhất, để tận dụng các cơ hội miễn/giảm thuế quan của các FTA với châu Âu và các nước (EVFTA, CPTTP), Việt Nam cần đảm bảo các yêu cầu của FTA về nguồn nguyên liệu (từ vải hoặc sợi trở đi, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường – xã hội).

Thứ hai, để đảm bảo an ninh nước, năng lượng, và các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, Chính phủ đang thắt chặt các quy định, thuế quan liên quan đến nước, năng lượng và sử dụng hóa chất, đồng thời chính quyền địa phương cũng rất cẩn trọng về tác động môi trường của dự án dệt vải khi cấp phép đầu tư.

Thứ ba, ngày càng nhiều nhãn hàng cam kết với các mục tiêu bền vững và đặt ra tiêu chí rõ ràng cho chuỗi cung ứng của họ.

Thứ tư, Việt Nam đang mất dần các lợi thế cạnh tranh truyền thống (giá rẻ, yêu cầu thấp với FDI) và cần phải tạo ra lợi thế cạnh tranh mới bằng cách chuyển đổi sang “sản xuất tại Việt Nam một cách bền vững”.

Bên cạnh việc doanh nghiệp dệt may phải tự xanh hoá sản xuất, các diễn giả tại hội thảo cũng đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng cho dệt may bao gồm: bảo lãnh hay bảo đảm của bên thứ ba; cho vay hoặc kết hợp nhiều sản phẩm tín dụng; dịch vụ hỗ trợ kết nối đến các nguồn tài chính, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị; khuyến khích phát triển và tìm kiếm các nguồn trả nợ phụ trội từ dự án, đơn vị đi vay…


Theo: VnEconomy

 

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.817
Khách
: 1.144
 
Làm gì để đẩy tín dụng xanh vào ngành dệt may? Rating: 5 out of 10 141862.
Core Version: 1.8.0.0