Toàn cảnh hội thảo
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe và thảo luận các chủ đề: Đánh giá tác động của TPP đối với lĩnh vực dệt may và da giày và các vấn đề DN VN cần lưu ý; TPP & những nút thắt cần tháo gỡ đối với ngành dệt may; Ngành dệt may đang ở đâu trong chuỗi toàn cầu.
Thứ trưởng Bộ KH ĐT Đăng Huy Đông phát biểu khai mạc
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Đặng Huy Đông, ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực. Trong 3 năm đầu tiên sau khi Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực, tốc độ tăng trưởng của ngành được dự báo sẽ tăng 17- 20% mỗi năm, dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt giá trị 50 tỷ USD. “Tuy nhiên, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nhấn mạnh, cơ hội này chỉ thực sự hiện thực hóa nếu DN có các bước chuẩn bị chủ động, tích cực để có thể đáp ứng tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP, đồng thời giải quyết được những khó khăn nội tại của ngành như nguyên phụ liệu chủ yếu được nhập khẩu, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, tỷ lệ gia công cao, năng lực cạnh tranh yếu.
Bà Đăng Phương Dung – Cố vấn Vitas phát biểu tham luận
Phát biểu trong phần tọa đàm, Ông Giang chia sẻ, lợi ích từ hiệp định thương mại mang lại rất lớn nhưng nhiều DN còn rất thờ ơ, thậm chí có không ít DN đến bây giờ vẫn chưa hiểu về TPP hay các FTA. Nhiều DN Việt Nam không thể xây dựng được chuỗi liên kết, thiếu tiếng nói chung, thiếu trụ cột. Khi DN gặp vướng mắc trong các hợp đồng thương mại với nước ngoài, thì mới tìm đến Hiệp hội để đề nghị hướng xử lý. Qua đó cho thấy, các DN đang quá bàng quang với các thách thức và cơ hội đang tới khi những hiệp định này có hiệu lực. Trong khi đó, các DN FDI liên kết với nhau rất chặt chẽ. Đồng thời, công tác truyền thông, thông tin đến cộng đồng DN chưa mang tính toàn diện, mà mới chỉ ở mức độ phản ánh những gì nóng nhất, chưa nói đến thách thức, giải pháp... Truyền thông cũng cần vào cuộc, làm rõ, đưa thông tin rõ để các DN, nhất là các DN vừa và nhỏ nhận thức được, chủ động và tích cực tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu thì mới tận dụng được các cơ hội mà TPP và các FTA mang lại.
Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Vitas phát biểu trong phần tọa đàm
Về sự phát triển của ngành, Ông Giang khẳng định, có nhiều yếu tố giúp ngành dệt may Việt Nam đạt được kết quả trong những năm qua. Đó là: Không có WTO thì ngành dệt may không có cơ hội phát triển, không có mức tăng trưởng 17-18%/năm như hiện nay. Trước WTO, Chính phủ ban hành nghị định 55, có nội dung hỗ trợ cho ngành dệt may trong việc đầu tư chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu dệt may. Trong giai đoạn này đã tạo ra rất nhiều nhà máy sợi, dệt, nhuộm. Thành công của dệt may trong quá trình hội nhập, ngành dệt may có đại diện tham gia cùng với Đoàn đàm phán trong suốt những năm qua. Nếu không có WTO và các hiệp định FTA tác động đến chiến lược phát triển nguồn lực, con người, ngành dệt may không có đội ngũ CB giỏi như hiện nay. Ông Giang cho biết, Chiến lược phát triển dệt may trình Chính Phủ đã được thực hiện vượt kế hoạch. Ngành đặt mục tiêu năm 2016 đạt khoảng 32 tỷ USD xuất khẩu.
Bài và ảnh: Nguyễn Bình - Vitas