Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Ô nhiễm tại sa mạc Chile, nơi mỗi năm nhận 39.000 tấn quần áo cũ

09/11/2021 10:27 SA
Atacama nằm ở phía Bắc Chile, được mệnh danh là sa mạc khô hạn nhất và cũng là nơi chứa quần áo bỏ đi từ khắp nơi trên thế giới.
Tác động của chủ nghĩa tiêu dùng tràn lan trong ngành công nghiệp thời trang, như sử dụng lao động trẻ em trong nhà máy hoặc mức nhân công rẻ mạt, mang tính bóc lột đã được biết đến nhiều, nhưng những tác động thảm hại đối với môi trường lại ít được công khai.

Chile từ lâu đã là một trung tâm tập kết quần áo cũ và ế sản xuất tại Trung Quốc hoặc Bangladesh. Hành trình của những món đồ này là đi qua châu Âu, châu Á hoặc Mỹ trước khi đến Chile, và được bán lại khắp châu Mỹ Latinh. Mỗi năm, có khoảng 59.000 tấn quần áo cập cảng Iquique ở vùng Alto Hospicio, miền bắc Chile.



M
ỗi năm, có tới 39.000 tấn rác thải thời trang đổ về sa mạc Atacama, phía Bắc Chile,

Các thương gia từ thủ đô Santiago, cách đó 1.800 km về phía nam sẽ mua một ít, trong khi phần lớn sẽ qua tay những kẻ buôn lậu sang các nước Mỹ Latinh khác. Nhưng ít nhất có đến 39.000 tấn quần áo không bán được và chúng sẽ nằm lại trên sa mạc.

"Quần áo này đến từ khắp nơi trên thế giới", Alex Carreno, một cựu nhân viên trong khu vực nhập khẩu của cảng, nói với AFP. Hàng lỗi, hàng ế ẩm vì bất cứ lý do gì sẽ nằm trong vùng tự do vì không có ai trả thuế để mang chúng đi.

Franklin Zepeda, người sáng lập EcoFibra, một công ty chuyên sản xuất tấm cách nhiệt từ quần áo bỏ đi cho biết: “Vấn đề nằm ở chỗ số quần áo này không thể phân hủy sinh học và còn có chứa hóa chất, nên chúng không được chấp nhận trong các bãi rác chính của thành phố”.


Theo một báo cáo năm 2019 của Liên Hợp Quốc, sản lượng quần áo toàn cầu đã tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2014 và ngành công nghiệp này phải "chịu trách nhiệm cho 20% tổng lượng nước thải trên toàn cầu."

Báo cáo cũng cho biết việc sản xuất quần áo và giày dép tạo nên 8% lượng khí nhà kính toàn cầu, và "cứ mỗi giây, một lượng quần áo tương đương với một xe chở rác bị đốt tiêu hủy hoặc chôn xuống đất. Dù rác thải quần áo bị vứt lộ thiên hay chôn dưới đất, chúng đều gây ô nhiễm môi trường, thải ra chất ô nhiễm vào không khí hoặc mạch nước ngầm.

Cho dù làm bằng vải tổng hợp hay được xử lý bằng hóa chất, quần áo cần tới 200 năm mới có thể phân hủy sinh học và quần áo cũng độc hại không kém nhựa và lốp xe bỏ đi.

Trên bãi rác quần áo ở sa mạc Atacama, không phải mọi quần áo đều bị vứt đi hẳn. Một số người nghèo trong khu vực có 300.000 dân này vẫn tới đây để tìm những đồ họ có thể dùng hoặc bán.

Chile, quốc gia giàu nhất Nam Mỹ, nổi tiếng với chủ nghĩa tiêu dùng vô độ. Quảng cáo trong ngành thời trang nhanh đã khiến người dân Chile cho rằng quần áo làm họ hấp dẫn hơn, có phong cách hơn và thậm chí còn chữa được chứng lo âu. Với lối suy nghĩ đó, bãi rác quần áo trên sa mạc Atacama cứ thế ngày một đầy hơn.

Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi, theo Rosario Hevia, người sáng lập Ecocitex vào năm 2019, công ty sản xuất sợi từ những miếng vải vụn và quần áo bỏ đi mà không cần đến nước hay hóa chất.

Bà nói: “Trong nhiều năm, chúng tôi chỉ biết tiêu thụ và dường như không ai quan tâm đến việc ngày càng có nhiều chất thải dệt may được tạo ra. Nhưng bây giờ, mọi người đang bắt đầu tự vấn bản thân."

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.845
Khách
: 1.172
 
Ô nhiễm tại sa mạc Chile, nơi mỗi năm nhận 39.000 tấn quần áo cũ Rating: 5 out of 10 65748.
Core Version: 1.8.0.0