Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Sáu, 01/11/2024

Đăng ký nhận tin

Ngành thời trang 2022 có gì?

06/01/2022 09:53 SA
Sau hơn một năm “ngủ yên” bởi đại dịch, điều gì đang chờ đón ngành thời trang ở phía trước?
Do ảnh hưởng bởi Covid-19, ngành công nghiệp thời trang chịu ảnh hưởng lớn trong suốt hai năm qua. Điều này cũng thúc đẩy nhiều sự thay đổi trong ngành công nghiệp này. Dự báo về ngành thời trang năm 2022 từ Business of Fashion đưa ra những lưu ý sau với giới kinh doanh thời trang.

1. Nền kinh tế toàn cầu


Sự phục hồi không đồng đều

Tuy đã có dấu hiệu phục hồi sau cú sốc COVID-19, nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ chào đón sự trở lại không đồng đều của các thị trường khác nhau. Những quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt sẽ chiếm ưu thế hơn trong cuộc đua này. Trong bối cảnh phức tạp đó, những thương hiệu thời trang toàn cầu sẽ cần phải cân nhắc các quyết định đầu tư một cách chính xác, thường xuyên đánh giá lại các điều kiện địa phương, đồng thời có kế hoạch giảm thiểu rủi ro cho từng khu vực cụ thể.




Tắc nghẽn chuỗi cung ứng


Ngành công nghiệp thời trang vốn dĩ phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới chuỗi cung ứng. Hiện tại, chuỗi cung ứng toàn cầu đang trở nên phức tạp và bị gián đoạn hơn bao giờ hết bởi các lệnh giới nghiêm do đại dịch gây ra. Không những vậy, chi phí vận chuyển tăng mạnh và tình trạng thiếu hụt hàng hóa càng khiến tình cảnh trở nên khó khăn hơn, buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về chiến lược tìm nguồn cung ứng mới, thực hiện quản lý hệ thống kho bãi chặt chẽ và cải thiện tính linh hoạt để sẵn sàng phục vụ nhu cầu của khách hàng trong mọi trường hợp, trong mọi bối cảnh. 

2. Người tiêu dùng

Xa xỉ phẩm nội địa


Theo truyền thống, du lịch là nguồn động lực chính của chi tiêu xa xỉ phẩm, nhưng du lịch quốc tế dự kiến ​​sẽ không phục hồi hoàn toàn cho đến giữa năm 2023 và 2024. Để nắm bắt sự thay đổi trong mô hình mua sắm sẽ xuất hiện trong năm tới, doanh nghiệp cần tương tác nhiều hơn và có chiều sâu với người tiêu dùng trong nước, khẳng định lại vị trí của ngành bán lẻ toàn cầu và hệ thống cửa hàng miễn thuế (dutyfree). Cuối cùng, không nên quên đầu tư vào việc thu hút khách hàng cho các kênh thương mại điện tử.

Tái cấu trúc tủ quần áo


Sau khi tập trung vào những sản phẩm như kính râm và quần áo thể thao trong gần hai năm, người tiêu dùng được dự kiến sẽ bỏ ra một khoản cho các danh mục sản phẩm khác sau khoảng thời gian bị kìm kẹp về mua sắm.  Để lường trước những sở thích mang nhiều sắc thái và đôi khi là nghịch lý này của người dùng, các thương hiệu nên dựa vào dữ liệu để phát triển sản phẩm (data-driven product), điều chỉnh lượng hàng tồn kho để đảm bảo rằng luôn có sẵn các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng cho cuộc sống bình thường mới.


Tư duy “Metaverse” 


Khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn để online và sự cường điệu xung quanh metaverse trở thành “bệ phóng hoàn hảo” cho “hàng hóa ảo”, các nhà lãnh đạo trong ngành thời trang sẽ khám phá ra những cách tương tác mới với nhóm khách hàng trẻ tuổi nhưng yêu cầu cao. Để không nằm ngoài cuộc chơi, doanh nghiệp cần tận dụng tiềm năng của NFT, các thể loại gaming và thời trang ảo (virtual fashion) – những yếu tố sáng tạo của ngành thời trang tương lai. 



3. Ngành công nghiệp thời trang



Mua sắm trên mạng xã hội


Thương mại trực tuyến ngày càng thu hút sự chú ý và tham gia của các thương hiệu, người dùng và thậm chí là nhóm nhà đầu tư. Mua sắm online đang ngày một “bành trướng” nhờ đem lại một trải nghiệm liền mạch từ khám phá, đặt mua cho đến thanh toán cho khách hàng. Để tạo ra sự khác biệt, các thương hiệu nên đầu tư hơn nữa và chăm chút hơn cho hành trình mua hàng trực tuyến này, đặc biệt là thử nghiệm và tích hợp các công nghệ mới

Sản xuất bằng mô hình vòng tròn kín


Một trong những đòn bẩy quan trọng nhất mà ngành công nghiệp thời trang có thể dùng để giảm tác động đến môi trường là tái chế theo vòng tròn khép kín. Đó là một hệ thống đang được triển khai trên quy mô lớn, đầy hứa hẹn về khả năng hạn chế khai thác nguyên liệu thô và giảm chất thải dệt. Khi những công nghệ này phát triển, các công ty sẽ cần phải đưa chúng vào giai đoạn thiết kế của sản phẩm, đồng thời áp dụng các quy trình thu thập và phân loại sản phẩm ở quy mô lớn.



Hộ chiếu sản phẩm


Trong nỗ lực thúc đẩy bản sắc, tính minh bạch và tính bền vững, các thương hiệu đang sử dụng công nghệ để lưu trữ và chia sẻ thông tin sản phẩm với cả người tiêu dùng và đối tác. Để khai thác tối đa tấm “hộ chiếu sản phẩm” online này, thứ có thể giúp các thương hiệu đối phó với hàng giả, tạo ra sự khác biệt và xây dựng lòng trung thành thông qua việc nâng cao lòng tin của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cần phải liên kết với nhau theo một bộ tiêu chuẩn chung và tham gia vào các dự án thử nghiệm trên quy mô lớn.

Khả năng phục hồi trên mạng xã hội



Một trong những rủi ro khi doanh nghiệp xây dựng và hoạt động trên mạng xã hội chính là những cuộc khủng hoảng truyền thông, những cuộc tấn công mạng mà phần lớn là liên quan đến việc xử lý dữ liệu không đúng cách. Trong bối cảnh tội phạm mạng ngày càng tinh vi cũng như áp lực từ người dùng và hệ thống pháp luật, các thương hiệu cần phải chuẩn bị sẵn các kịch bản ứng phó, cũng như đầu tư nhiều hơn để biến an ninh kỹ thuật số trở thành một chiến lược thực thụ.
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.367.765
Khách
: 1.092
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.8.0.0