Thông tin cần biết

Hôm nay, Thứ Hai, 11/11/2024

Đăng ký nhận tin

Truy xuất nguồn gốc nguyên liệu – yêu cầu bức thiết để phát triển bền vững ngành dệt may

01/08/2022 04:41 CH
Trong khuôn khổ Triển lãm SAIGONTEX 2022 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn - SECC, TP. HCM, ngày 28/07/2022 Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp với Hiệp hội Bông Hoa Kỳ (CCI) và Công ty TNHH IDFL Việt Nam (IDFL) tổ chức hội thảo với chủ đề “Truy xuất nguồn gốc nguyên liệu trước tác động của tình hình địa chính trị mới”
Trong khuôn khổ Triển lãm SAIGONTEX 2022 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn - SECC, TP. HCM, ngày 28/07/2022 Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp với Hiệp hội Bông Hoa Kỳ (CCI) và Công ty TNHH IDFL Việt Nam (IDFL) tổ chức hội thảo với chủ đề “Truy xuất nguồn gốc nguyên liệu trước tác động của tình hình địa chính trị mới”. Đại diện các doanh nghiệp sợi, dệt, may mặc, nguyên phụ liệu, nhãn hàng, viện nghiên cứu, trường đào tạo, các đơn vị tham gia trưng bày sản phẩm tại Triển lãm đã tham dự hội thảo.

Khái quát về ngành Dệt May, Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký VITAS cho biết, dệt may thuộc một trong những ngành phát triển nhanh, là ngành đứng đầu về kim ngạch XK, năm 2021 đạt 40,4 tỷ USD chiếm 12% KNXK cả nước; Là ngành xuất siêu lớn của Việt Nam, năm 2021 xuất siêu 16,2 tỷ USD. Về định hướng trong thời gian tới, Ông Cẩm chia sẻ, năm 2022 mục tiêu xuất khẩu là 43 tỷ USD. Từ nay đến 2030: Chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững. Giai đoạn 2030-2045: Phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực & thế giới.

 


Ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch thường trực phát biểu

Ông Cẩm đã nêu một số vấn đề về phát triển bền vững ngành dệt may. Đó là:
1) Đối với nguồn cung nguyên phụ liệu: phụ thuộc lớn vào NK (bông, xơ, phụ liệu);

2) Đối với khâu dệt nhuộm: Nhiều địa phương vẫn theo nhận thức cũ không mặn mà với việc cấp phép các dự án dệt, nhuộm do lo ngại gây ô nhiễm môi trường; Các giải pháp phát triển bền vững thường đi liền với tăng chi phí ban đầu nên nhiều doanh nghiệp, nhất là DN NVV chưa quyết tâm hoặc chưa đủ nguồn lực;

3) Đối với hàng may mặc: Hầu hết các thị trường XK của dệt may VN là các thị trường đẳng cấp, khó tính có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn VSATSP; Thay đổi nhận thức thời trang nhanh sang thời trang bền vững, có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và tái chế; Các chuỗi cung ứng phải được truy soát về tiêu chuẩn lao động, môi trường;

4) Nhu cầu về vốn cho phát triển bền vững rất lớn;

5) Yêu cầu truy soát nguồn gốc (chống chuyển tải bất hợp pháp, chống lao động cưỡng bức…). Ông Cẩm khuyến cáo những các nội dung DN cần thực hiện:  

i) Đối với các DN sản xuất, xuất khẩu theo hình thức CMT hoặc FOB theo khách hàng chỉ định: Lưu ý các điều khoản trong hợp đồng ký với khách hàng đối với NPL được khách hàng cung cấp, cảnh báo khách hàng khi có thông tin về nguồn NPL có thể có rủi ro.

ii) Đối với các DN làm hàng FOB, ODM, OBM tự khai thác NPL: Nguyên cứu kỹ các quy định về truy soát nguồn gốc của Việt Nam và của
nước nhập khẩu, yêu cầu nhà cung cấp NPL những tài liệu liên quan đến truy soát nguồn gốc, theo dõi, tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến các công ty nằm trong danh sách cảnh báo của nước nhập khẩu (ví dụ: nguồn gốc bông Tân Cương)

 


Ông Võ Mạnh Hùng – Trưởng đại diện CCI tại Việt Nam phát biểu

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Võ Mạnh Hùng – Trưởng đại diện CCI tại Việt Nam đã giới thiệu về Bộ quy tắc kiểm soát bông Mỹ - hệ thống dữ liệu bền vững cho bông Mỹ; Đạo luật chống lao động cưỡng bức; Tổng quan về Chương trình Trust Protocol. Ông Hùng cho biết, nhận thức được tầm quan trọng ngày càng tăng của việc tăng cường minh bạch của chuỗi cung ứng đối với các thành viên nhãn hàng và nhà bán lẻ, US Cotton Trust Protocol đã tham gia vào nền tảng TextileGenesis ™ với tư cách là loại xơ bông bền vững đầu tiên trên thế giới cung cấp cho các thành viên một chuỗi cung ứng hoàn toàn minh bạch. Ông Hùng cũng giới thiệu những lợi ích cho các DN khi tham gia Trust Protocol. Đó là: Dữ liệu được xác minh, minh bạch toàn chuỗi cung ứng, tăng tính khả dụng và nguồn cung bông, chi phí thấp và chất lượng tin cậy.

 


Ông Đào Thanh Tùng - Giám đốc IDFL Vietnam phát biểu

Ông Đào Thanh Tùng - Giám đốc IDFL Vietnam cho biết, IDFL một tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhận về: Tiêu chuẩn Downpass, Tiêu chuẩn xác định nguồn gốc EDFA, Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu (GRS), Hệ thống kiểm tra xác định nguồn gốc của IDFL (IDS), Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ (OCS), Tiêu chuẩn Tuyên bố Tái chế (RCS), Tiêu chuẩn Lông vũ Trách nhiệm xã hội (RDS), J-TAS, Tiêu chuẩn dệt may hữu cơ toàn cầu (GOTS). IDFL thực hiện các dịch vụ kiểm nghiệm: Sợi Polyester & các vật liệu nhồi tổng hợp khác; Vải dệt; Chống thoát Lông vũ & Chống thoát sợi; Kiểm nghiệm nhiệt; Chống thấm & các phương pháp xử lý nguyên liệu khác; Lông Vũ & Các vật liệu nhồi tự nhiên khác. Ngoài ra IDFL còn thực hiện các dịch vụ khác như: lấy mẫu và dịch vụ khảo sát, giấy phép khử trùng, cấp số đăng ký URN, chương trình lông vũ và vật liệu nhồi chất lượng, đào tạo và tư vấn, nghiên cứu và phát triển sản phẩm dệt may. Ông Tùng cho biết, Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức của người Uyghur ngày 21/06/2022 của Hoa Kỳ đã chỉ định bông là “ưu tiên cao để thực thi”, mọi nhãn hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng sẽ phải tuân theo điều đó và khi không cung cấp chứng nhận đầy đủ hoặc chi tiết chuỗi cung ứng có thể bị phạt với số tiền lên đến 250.000 USD.

 


Các diễn giả giải đáp câu hỏi của đại biểu

Qua trao đổi và chia sẻ về yêu cầu truy xuất nguồn gốc, các diễn giả nhấn mạnh, đó xuất phát từ yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và thế giới ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của NPL cấu thành sản phẩm; Yêu cầu của DN biết rõ xuất xứ NPL dùng để sản xuất sản phẩm tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu để đáp ứng các quy định của Việt Nam và quy định về C/O của các FTAs; Yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc bổ sung thêm quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa; Yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu để chống chuyển tải bất hợp pháp (thuế chống lẩn tránh), xác định hàm lượng tỷ lệ tái chế (EU); Đặc biệt xác định NPL có trong sản phẩm được sản xuất tại vùng Tân Cương (Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức tại Tân Cương của Hoa Kỳ có hiệu lực từ 21/6/2022).

 

Toàn cảnh hội thảo


Trước yêu cầu bức thiết của các DN, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó tổng thư ký VITAS cho biết, trong thời gian tới, VITAS sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo với chủ đề này để giúp các DN nắm sâu hơn những nội dung truy xuất nguồn gốc NPL nhằm thực hiện đúng các quy định. Qua đó, tạo điều kiện cho mỗi DN cũng như ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững.

» Gửi ý kiến của Bạn
Tin khác :
Bản quyền © 2021 Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS)
Trụ sở (VITAS) : Tầng 15, Khu VP tòa nhà C1 Thành Công, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại : 84-24-39349608 / 39361167 / 39364134
VPĐD phía Nam : LP-05.OT19 và LP-05.OT20,
Tòa nhà Landmark Plus, Vinhome Central Park,
208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại : 84-28-22411485 - Fax: 84-28-38233465
Email : info@vietnamtextile.org.vn

Thống kê

Tổng lượt truy cập
: 11.386.508
Khách
: 2.137
 
Truy xuất nguồn gốc nguyên liệu – yêu cầu bức thiết để phát triển bền vững ngành dệt may Rating: 5 out of 10 54340.
Core Version: 1.8.0.0